Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 6, Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

docx 3 trang lypk 04/10/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 6, Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 6, Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 6, Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 6 – Bài 9
BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
Trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Áp dụng được kiến thức vào bảo vệ và cải tạo những vùng đất xấu tại địa phương
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân
Phương tiện: Tranh ảnh liên quan, băng hình ghi hiện tượng xói mòn, rửa trôi do mưa lũ, các hoạt động canh tác trên ruộng bậc thang, canh tác Nông – Lâm kết hợp; Phiếu học tập
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức – 1’
Dạy học bài mới – 40’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của đất trồng Việt Nam – 5’
- GV giới thiệu đặc điểm chung của đất Việt Nam
I. Đặc điểm chung của đất Việt Nam
Điều kiện khí hậu nóng ẩm nên chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hóa
Chất dinh dưỡng dễ hòa tan, dễ bị rửa trôi
Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nên bị xói mòn mạnh và dễ thoái hóa
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
đất xám bạc màu – 15’
Yêu cầu HS đọc SGK phần 1
Những điều kiện và nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu là gì?
GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về đất xám bạc màu
Tại sao địa hình dốc thoải lại gây nên bạc màu đất?
Canh tác lạc hậu tại sao lại làm bạc màu đất?
Yêu cầu HS tóm tắt các đặc điểm của đất xám bạc
II. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
Điều kiện và nguyên nhân hình thành
Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi
Địa hình dốc thoải
Tập quán canh tác lạc hậu
Chặt phá rừng bừa bãi
2. Tính chất của đất xám bạc màu
- Tầng đất mặt mỏng
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	14
BIỆN PHÁP
TÁC DỤNG
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
màu theo trình tự: phẫu diện ® thành phần cơ giới
® độ chua ® dinh dưỡng ® VSV
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng:
Thành phần cơ giới nhẹ, thường khô hạn
Độ chua cao
Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn
Số lượng VSV đất thấp, hoạt động yếu
3. Biện pháp cải tạo
Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý: Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho VSV đất hoạt động thuận lợi
Cày sâu dần: Tăng độ dày tầng đất mặt
Bón vôi: Giảm độ chua, tạo kết cấu đất
Luân canh: Tăng cường VSV cố định đạm
Bón phân hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ: Khắc phục tình trạng nghèo chất dinh dưỡng, tăng lượng mùn, lượng VSV...
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – 20’
Thế nào là xói mòn?
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xói mòn đất? (Nguyên nhân xâu xa dẫn tới mưa lũ nhiều là gì?)
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK: Đất Lâm nghiệp và đất Nông nghiệp, đất nào xảy ra xói mòn mạnh hơn? Tại sao? (đất Lâm nghiệp, vì thường là đất dốc có tốc độ rửa trôi lớn)
Yêu cầu HS tóm tắt đặc điểm của đất xói mòn theo trình tự: phẫu diện ® thành phần cơ giới ® độ chua
® dinh dưỡng ® VSV
Yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành bảng:
BIỆN PHÁP	TÁC DỤNG
III. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn
Điều kiện và nguyên nhân hình thành
Mưa lớn phá vỡ kết cấu
Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi
Chặt phá rừng giảm độ che phủ, tăng tốc độ dòng chảy
Tính chất của đất xói mòn mạnh
Tâng đất mặt mỏng, thậm trí mất hẳn tầng mùn
Thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là sỏi; Đất khô hạn
Độ chua cao
Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn
Số lượng VSV đất ít, hoạt động yếu
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
* Biện pháp công trình:
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	15
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
BP Công trình
Làm ruộng bậc thang: Hạn chế tốc độ dòng chảy
Thềm cây ăn quả: Tăng độ che phủ đất
* Biện pháp nông học:
Canh tác theo đường đồng mức: Giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng: Tăng cường chất dinh dưỡng, nâng cao lượng mùn và VSV đất
Bón vôi tạo kết cấu đất và giảm độ chua
Luân canh, xen canh gối vụ: Tận dụng tầng dinh dưỡng, tăng lượng VSV cố định đạm
Trồng cây thành băng, dải: Giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
Nông lâm kết hợp: Tăng độ che phủ, giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn: Tăng độ che phủ, giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
BP Nông học
Củng cố - 3’
Nguyên nhân dẫn tới hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh có gì chung?
So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
Hướng dẫn – 1’
Học bài, áp dụng kiến thức vào bảo vệ và cải tạo đất tại địa phương
Đọc trước nội dung bài 10; Sưu tầm hình ảnh hoặc mẫu vật về đất chua và đất phèn
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	16

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_6_bai_9_bien_phap_cai_tao_va_s.docx