Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7, Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

docx 3 trang lypk 04/10/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7, Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7, Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7, Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 7 – Bài 10
BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Hiểu và trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo đất mặn
Hiểu và trình bày được nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo đất phèn
Áp dụng kiến thức vào bảo vệ và cải tạo đất tại địa phương
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân
Phương tiện: Tranh ảnh liên quan; Hình 10.3 phóng to; Phiếu học tập
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức – 1’
Kiểm tra bài cũ – 4’
Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất xám bạc màu?
Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất xói mòn mạnh?
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Thế nào là đất mặn?
Đất mặn phổ biến ở vùng nào?
Tác nhân chủ yếu hình thành đất mặn ở Việt Nam là gì?
Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn – 20’
Thế nào là đất mặn?
Yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành bảng:
Sau khi HS làm xong, yêu cầu 1 – 2 HS trả lời
Yêu cầu HS tóm tắt những tính chất cơ bản của đất mặn theo các nội dung: thành phần cơ giới, đặc điểm của dung dịch đất, phản ứng của dung dịch đất, dinh dưỡng và VSV.
I. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn
Điều kiện và nguyên nhân hình thành
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation Na+ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển.
Nguyên nhân hình thành: Nước ngầm mặn dâng cao kết hợp khí hậu khô và do nước biển tràn vào.
Tính chất của đất mặn
Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%
Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4
Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
Nghèo mùn, nghèo đạm
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	17
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Yêu cầu HS đọc SGK phần 3
Hãy tóm tắt các biện pháp cải tạo và tác dụng của các biện pháp đó?
Sau khi bón vôi một thời gian ta phải làm gì để giảm mặn?
Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách nào?
Trong các biện pháp trên, biện pháp nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Biện pháp thủy lợi: Xây dựng hệ thống đê biển, hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lý
Bón vôi: Thúc đẩy phản ứng trao đổi cation trên bề mặt keo:
Na+	Ca2+
KĐ	+ Ca2+ Û	KĐ	+ 2Na+
Na+
Bón phân hữu cơ, phân xanh làm tăng lượng mùn, lượng VSV trong đất
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn – 15’
Yêu cầu HS đọc SGK phần 1
Đất phèn hình thành ở những vùng nào?
Tóm tắt và giải thích nguyên nhân hình thành đất phèn?
GV gọi một vài HS nhận xét và củng cố
Yêu cầu HS tóm tắt những tính chất của đất phèn theo các nội dung: thành phần cơ giới, đặc điểm của dung dịch đất, phản ứng của dung dịch đất, dinh dưỡng và VSV.
Yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành bảng:
II. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn
Điều kiện và nguyên nhân hình thành
Hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh
Nguyên nhân hình thành:
+ Xác sinh vật ngập mặn phân hủy tạo S tự do
+ S tự do kết hợp với ion Fe trong phù sa tạo thành FeS2:
2S + Fe ® FeS2
+ Trong điều kiện thoát nước, FeS2 bị oxi hóa tạo thành H2SO4 làm cho đất chua:
2FeS2 + 7O2 + 2H2O ®2H2SO4 + 2Fe2O3
Tính chất của đất phèn
Thành phần cơ giới nặng, sét cao; Khi ướt thì dính dẻo, khi khô thì trai cứng
Dung dịch đất chứa nhiều chất độc hại
Độ chua rất cao
Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn
Số lượng VSV đất ít, hoạt động yếu
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
Bón phân hữu cơ, phân xanh và VSV
Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý
Bón vôi cải tạo kết cấu và giảm chua
Cày sâu, phơi ải, lên liếp, xây dựng hệ thống tưới tiêu rửa phèn.
TÍNH CHẤT
BIỆN PHÁP CẢI TẠO
Thành phần cơ giới
Tầng đất mặt
Độ chua
Chất độc hại
Dinh dưỡng và VSV
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	18
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình.	Tổ: Hóa - Sinh - KNN.
Củng cố - 4’
Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi ở đất mặn và đất phèn có gì khác nhau?
So sánh tính chất, đặc điểm của đất mặn và đất phèn?
Hướng dẫn – 1’
Học bài, áp dụng kiến thức vào bảo vệ và cải tạo đất tại địa phương
Đọc trước nội dung bài 12; Tìm hiểu tính chất, cách sử dụng một số loại phân bón thường dùng tại gia đình và địa phương
Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình.	19

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_7_bai_10_bien_phap_cai_tao_va.docx