Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 9, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 9, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 9, Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Trường THPT Số 3 Quảng Trạch
Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. Ngàysoạn: Ngày dạy: Tiết 9 – Bài 12 ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh phải: Trình bày được những đặc điểm và tính chất hóa học của phân bón hóa học, phân hữu cơ và phân bón vi sinh vật Trình bày được kỹ thuật sử dụng, cách bảo quản các loại phân bón thông thường Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp Phương pháp, phương tiện Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân Phương tiện: Tranh ảnh các loại phân hóa học; Các lọ nút thủy tinh dung tích 200ml đựng các loại phân hóa học với lượng 1/2 đến 2/3 dung tích lọ có dán nhãn; Phiếu học tập Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức – 1’ Kiểm tra bài cũ – 4’ Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất mặn? Trình bày nguyên nhân hình thành, đặc điểm, hướng sử dụng và cải tạo đất phèn? - Phân đạm - Phân lân - Phân kali - Phân NPK - Phân vi lượng (khoáng) Dạy học bài mới – 35’ HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại phân bón thông thường – 5’ Em hãy cho biết một số loại phân bón mà nông dân ta thường dùng? (Phân hóa học thường dùng là những loại phân nào? Phân hữu cơ có những loại phân nào?...) Giáo viên tóm tắt thành cột Tại sao các loại phân đạm, phân lân, phân kali... được gọi là phân bón hóa học? Theo em, thế nào là phân hữu cơ? Phân bón VSV? I. Một số loại phân bón thường dùng trong Nông, Lâm nghiệp Phân hóa học: Là loại phân bón được sản xuất theo quy mô công nghiệp có sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp Phân hữu cơ: Là loại phân bón do các chất hữu cơ vùi lấp trong đất có tác dụng duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất Phân bón VSV: Là loại phân bón có chứa các chủng VSV sống. Khi bón có tác dụng cải tạo hệ VSV đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất - Phân xanh - Phân bắc - Phân chuồng Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 22 Phân bón Đặc điểm PHÂN BÓN HÓA HỌC PHÂN BÓN HỮU CƠ Yếu tố dinh dưỡng Khả năng tan trong nước Khả năng hấp thụ của cây trồng Tác dụng cải tạo đất Phân bón Đặc điểm PHÂN BÓN HÓA HỌC PHÂN BÓN HỮU CƠ Yếu tố dinh dưỡng Chứa ít thành phần chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng rất cao Chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng rất thấp Khả năng tan trong nước Tan nhanh trong nước Qua một thời gian phân giải mới tạo thành các chất dinh dưỡng Khả năng hấp thụ của cây trồng Cây trồng dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng Cây trồng không thể hấp thụ ngay mà phải chờ phân giải Tác dụng cải tạo đất Bón nhiều lần làm đất chua, trai cứng Làm tăng độ tơi xốp đất, số lượng VSV trong đất Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. - Nêu tên một số loại phân bón VSV mà em biết? Phân bón VSV gồm: Phân bón VSV cố định đạm Phân bón VSV chuyển hóa lân Phân bón VSV phân giải chất hữu cơ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của các loại phân bón thường dùng – 20’ Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bảng: GV giải thích hiện tượng bón nhiều và trong thời gian dài phân bón hóa học, đất sẽ hóa chua và trai cứng (Giải thích bằng phản ứng trao đổi ion của keo đất với ion trong dung dịch đất) Phân bón VSV gồm những thành phần nào? Chất nền có tác dụng gì? II. Đặc điểm, tính chất một số loại phân bón thông thường * Phân bón VSV: Gồm hai thành phần chủ yếu: Chất nền: Môi trường sống tạm thời của VSV trước khi được bón ra đồng ruộng Chủng VSV sống: Chủng VSV có tác dụng tổng hợp đạm tự do trong không khí, trong đất; Chuyển hóa lân hoặc phân giải chất hữu cơ Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – 10’ Khi bón phân hóa học thường xuyên, đất có hiện tượng gì? Để khắc phục tình trạng này phải làm gì? Bảo quản phân hóa học như thế nào? Trước khi sử dụng phân hữu cơ cần lưu ý điều gì? Có biện pháp nào làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ? Bón ra ruộng cần lưu ý điều gì? Phân bón VSV có tác dụng như nhau với các III. Kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường Phân bón hóa học Sử dụng một thời gian dài phải bón vôi cải tạo đất Bón cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng Bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi có nhiệt độ cao 2. Phân hữu cơ Ủ kỹ trước khi bón ra đồng ruộng Khi ủ nên bổ sung thêm một số loại phân hóa học (phân lân) để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng và hệ VSV Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 23 Trường THPT Số 3 Quảng Trạch – Quảng Bình. Tổ: Hóa - Sinh - KNN. loại cây trồng khác nhau? Cần lưu ý điều gì khi bón phân bón VSV? 3. Phân bón VSV - Mỗi loại phân bón VSV chỉ phù hợp với một nhóm cây trồng nhất định nên khi bón, tùy thuộc từng cây trồng mà bón loại phân bón VSV sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao - Ví dụ: Bón phân Nitragin cho các cây họ đậu mà không dùng cho lúa (của lúa là Azogin) Củng cố - 3’ So sánh đặc điểm, tính chất của các loại phân bón thường dùng trong Nông, Lâm nghiệp? Hướng dẫn – 2’ Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK; Áp dụng kiến thức vào sử dụng và bảo quản hiệu quả các loại phân bón mà gia đình sử dụng Đọc trước nội dung bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón Sưu tầm tranh, ảnh, mẫu vật của một số loại phân bón VSV Giáo án Công nghệ 10 . Lại Chí Trình. 24
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_9_bai_12_dac_diem_tinh_chat_ky.docx