Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân
Ngày soạn: // Ngày dạy: // CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức: - Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biệt cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. - Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập và tiếp khác nhau. - Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. - Năng lực riêng: - Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp và hợp tác với các bạn việc hoàn thành các nhiệm vụ theo nhóm của chủ đề. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện tính sáng tạo trong việc đề xuất những biện pháp góp phần phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc tự giác thực hiện những biên pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. - Trung thực: Thể hiện sự trung thực, thẳng thắn trong việc nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, quan điểm sống của bản thân. - Chăm chỉ: Tích cực rèn luyện bản thân để thể hiện được những phẩm chất, tính cách như sự chủ động, tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó trong học tập và giao tiếp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: - Hướng dẫn HS đọc sách, tài liệu về tính cách, quan điểm sống, các phẩm chất tự chủ, tự trọng, chí vượt khó,... để tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung chủ đề - Chuẩn bị các ví dụ trong thực tiễn về việc phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong tính cách; tự chủ, tự trọng, chủ động trong cuộc sống, vượt khó khăn đạt mục tiêu đã định,... để minh hoạ cho nội dung của chủ đề. - Sưu tầm những câu nói thể hiện quan điểm sống tích cực để dẫn chứng cho HS tham khảo. - Giới thiệu cho HS một số website như: + Một số nét tâm lí đặc trưng của lửa tuổi thanh niên + Những câu nói khiển bạn thay đổi điểm sống: quan 3289152.html 2. Đối với HS: - Tìm đọc sách báo, tài liệu,... liên quan đến các nội dung của chủ đề. - Đọc trước các hoạt động trong SGK để chuẩn bị ý kiến và tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ********************* SINH HOẠT DƯỚI CỜ Gợi ý: 1. Tổ chức diễn đàn về quan điểm sống của thanh niên ngày nay - Thành phần tham gia diễn đàn: HS khối 10 chủ trì; HS khối 11, 12 là khách mời. Gợi ý nội dung trao đổi trong diễn đàn: + Thanh niên ngày nay và việc thể hiện quan điểm sống tích cực. + Ảnh hưởng của quan điểm sống tới hành vi, việc làm và cách ứng xử trong cuộc sống, học tập. + Chia sẻ của các thế hệ anh chị HS, thầy cô về ý nghĩa của việc hình thành quan điểm sống tích cực. 2. Tham gia các hoạt động tìm hiểu về tính tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra – Gợi ý các hoạt động tìm hiểu: viết bài, vẽ tranh, thiết kế video clip, sưu tầm và giới thiệu các tấm gương người thật, việc thật,... - Tổ chức cho HS tìm hiểu theo quy mô toàn khối 10. 3. Toạ đàm về ý nghĩa của sự chủ động trong học tập và giao tiếp - Thành phần tham gia: Khối 10 chủ trì; khách mời là đại diện GV, anh chị khối 11, 12, đại diện phụ huynh,... (hoặc chuyên gia kĩ năng sống, nếu có). – Gợi ý nội dung toạ đàm: + Tầm quan trọng của việc chủ động trong học tập và giao tiếp đối với HS. + Ý nghĩa cụ thể của sự chủ động trong học tập và giao tiếp: trong định hướn nghề nghiệp, chọn trường học sau trung học, trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô hằng ngày, trong giao tiếp với cha mẹ, anh chị em,... ********************* SINH HOẠT LỚP Gợi ý: 1. Chia sẻ về cảm nhận và những thay đổi của em khi trở thành học sinh lớp 11 – Mời một số HS trong lớp chia sẻ cảm nhận về những thay đổi của bản thân khi trở thành HS lớp 10 trong môi trường học tập mới. – Một số gợi ý: + Sự thay đổi về môi trường học tập; + Sự thay đổi trong mối quan hệ bạn bè; + Sự thay đổi về quan điểm sống của bản thân; + Sự thay đổi về trách nhiệm của bản thân. (GV có thể cho HS suy nghĩ trước về những gợi ý này) – Mời một số đại diện của khối 11 và khối 12 cùng chia sẻ cảm nhận của các em khi đã từng là HS lớp 10 (nếu có thể, nên mời một số anh chị khoá trước đến giao lưu, chia sẻ cùng các em HS lớp 10). 2. Giới thiệu những câu chuyện, tấm gương truyền cảm hứng về việc vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong học tập và cuộc sống - Tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm những câu chuyện, tám gương các em đã sưu tầm, nghe kể hoặc chứng kiến,... nói về việc con người đã phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của bản thân để thành công trong cuộc sống. - Khuyến khích HS chia sẻ những câu chuyện có thật trong cộng đồng, nhà trường,... - GV sưu tầm và chia sẻ với HS một số câu chuyện thực tế về ý chí vượt khó, khắcphục hạn chế của bản thân để vươn lên như: đôi bạn cõng nhau đi học cho đến khivào đại học; hai chị em người dân tộc Vân Kiều hằng ngày lên núi đón sóng 3G để học trực tuyến do dịch bệnh,... 3. Chia sẻ về sự cần thiết phải rèn tính tự chủ lòng tự trọng và ý chí vượt khó - Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó. - Tuỳ thuộc điều kiện, tổ chức cho HS hùng biện hoặc tranh biện theo nhóm để bày tỏ ý kiến. 4. Trao đổi về cách rèn luyện sự tự chủ, tính chủ động trong học tập và giao tiếp - Mời một số HS chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách rèn luyện sự tự chủ, tính chủ động trong học tập và giao tiếp (hoặc kết quả của việc rèn luyện đã đạt được). - GV có thể nêu định hướng một vài cách thức rèn luyện và cho HS cùng thảo luận. ********************* HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, giới thiệu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được các chủ đề của môn học. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn - Phổ biến luật chơi: Trong thời gian nhanh nhất, HS có tín hiệu trả lời và nói đặc điểm tính cách, quan điểm của bản thân. Nếu đội nào trả lời được nhiều thì đội đó giành thắng cuộc. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi. - GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS tích cực tham gia trò chơi. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét và thông báo kết quả đội giành chiến thắng - GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm tính cách bản thân a. Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm tính cách nổi bật của mình và giới thiệu với các bạn. b. Nội dung: - Chia sẻ các đặc điểm về tính cách của bản thân. - Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách mà em đã chia sẻ. c. Sản phẩm: đặc điểm tính cách bản thân d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Chia sẻ các đặc điểm về tính cách của bản thân. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV Phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu (hoặc đề nghị các em viết lên mảnh giấy nhỏ). Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: + Mỗi người viết ra thẻ màu ba đặc điểm tính cách nổi bật của mình. Ví dụ: vui vẻ, dễ thương, nóng tính,... + Tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong các nét tính cách đó của bản thân (HS tham khảo ví dụ trong SGK, trang 18). + Chia sẻ thẻ màu của mình với các bạn trong nhóm. + HS có thể lựa chọn một trong những hình thức chia sẻ sau: thuyết trình; thể hiện đặc điểm tính cách cá nhân bằng hành động (kịch câm); giới thiệu theo nhóm 2 người hoặc 3 người,... Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, cùng nhau thảo luận - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số bạn giới thiệu trước lớp Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và tổng kết về những quan điểm sống của HS. Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách mà em đã chia sẻ Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gọi yêu cầu HS chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của mình. Xin ý kiến các bạn khác để bổ sung hoặc xác định xem những điều em tự nhận xét, đánh giá có chính xác không. Tham khảo ví dụ trong SGK, trang 18. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em có suy nghĩ gì khi nghe các bạn chia sẻ về tính cách và điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người? + Em thấy tính cách của các bạn lớp mình có ai giống nhau không? + Em thấy đặc điểm tính cách của mình có thay đổi theo thời gian không? Vì sao? + Theo em, tại sao chúng ta cần hiểu chính bản thân mình? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Gọi một số HS chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của mình. Xin ý kiến các bạn khác để bổ sung hoặc xác định xem những điều em tự nhận xét, đánh giá có chính xác không. - Mời một số em chia sẻ cảm nhận sau khi nghe ý kiến của các bạn: Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và tổng kết: Mỗi người đều có những đặc điểm tính cách riêng với những điểm mạnh, điểm yếu nhất định và chúng ta cần tôn trọng điều 1. Tìm hiểu đặc điểm tính cách bản thân a. Chia sẻ các đặc điểm về tính cách của bản thân. - Tính cách của Khanh: trầm tính, rụt rè, - Tính cách của Hậu: sôi nổi, hoạt bát, b . Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách mà em đã chia sẻ - Đặc điểm tính cách: Trầm tính, rụt rè + Điểm mạnh: cẩn trọng trong suy nghĩ + Điểm yếu: Ngại giao tiếp nơi đông người - Đặc điểm tính cách: sôi nổi, hoạt bát + Điểm mạnh: hoà đồng với mọi người + Điểm yếu: đôi khi phát ngôn vội vàng, thiếu chu đáo. Hoạt động 2. Tìm hiểu về quan điểm sống a. Mục tiêu: HS bày tỏ được quan điểm sống về các vấn đề khác nhau b. Nội dung: - Trình bày quan điểm của em về một trong các vẫn đề sau - Chia sẻ cách hiểu về quan điểm sống và ảnh hưởng của quan điểm sống đến suy nghĩ, cách ứng xử của mỗi người. c. Sản phẩm: quan điểm sống d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Trình bày quan điểm của em về một trong các vấn đề: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong số các vấn đề nêu trong SGK để trình bày quan điểm sống của bản thân về vấn đề đó. - GV có thể tự nêu quan điểm sống của mình về một vấn đề cụ thể để gợi ý cho HS nêu quan điểm cá nhân. Ví dụ: “Thầy/cô luôn luôn coi trọng sự tin tưởng và chia sẻ trách nhiệm gia đình”. - GV cũng có thể đưa ra các quan điểm có sự mâu thuẫn, khác biệt để HS nhận xét giao tiếp. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hướng dẫn HS chọn một hình thức cụ thể để bày tỏ quan điểm sống: thuyết trình hùng biện, đóng vai, kịch câm, tranh luận,... Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Mời một số em chia sẻ quan điểm sống của mình. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và khuyến khích các em rèn luyện cho mình những nét tính cách tích cực. Nhiệm vụ 2. Chia sẻ cách hiểu về quan điểm sống và ảnh hưởng của quan điểm sống đến suy nghĩ, cách ứng xử của mỗi người Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Chia sẻ cách hiểu về quan điểm sống và ảnh hưởng của quan điểm sống đến suy nghĩ, cách ứng xử của mỗi người, bằng cách trả lời câu hỏi: + Theo em, vì sao mọi người lại có quan điểm sống khác nhau? + Quan điểm sống có thay đổi khi chúng ta trưởng thành hơn không? Vì sao? + Theo em, quan điểm sống là gì? + Quan điểm sống có mối quan hệ với hành vi, thái độ của mỗi người như thế nào? Lưu ý. Cho phép HS chia sẻ những cách hiểu khác nhau, không nhất thiết phải phân tách “đúng – sai”, mà chỉ định hướng để HS hiểu về sự phù hợp hay không phù hợp của quan điểm đó trong các bối cảnh, điều kiện.... cụ thể. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ, đưa ra ý kiến Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trả lời trước lớp (yêu cầu các câu trả lời không trùng nhau). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, tổng kết về ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống. 2. Tìm hiểu về quan điểm sống a. Trình bày quan điểm của em về một trong các vấn đề - Người bạn tốt không phải là người luôn đồng ý với bạn và điều kiện, mà là người sẵn sàng chỉ ra cho bạn những sai lầm. - Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người. b. Chia sẻ cách hiểu về quan điểm sống và ảnh hưởng của quan điểm sống đến suy nghĩ, cách ứng xử của mỗi người - Quan điểm sống là những phương hướng, giá trị cốt lõi trong việc suy nghĩ, xem xét nhìn nhận các vấn đề khác nhau của cuộc sống. - Mỗi người có thể có những quan điểm sống khác nhau, có quan điểm sống tích cực, quan điểm sống tiêu cực - Quan điểm sống tích cực sẽ định hướng cho chúng ta lối sống và cách suy nghĩ tích cực. Hoạt động 3. Nhận diện biểu hiện của sự chủ động trong học tập và giao tiếp a. Mục tiêu: HS xác định được một số biểu hiện cơ bản của người chủ động trong học tập và giao tiếp. b. Nội dung: - Thảo luận về biểu hiện cụ thể của người chủ động trong học tập và giao tiếp - Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp. c. Sản phẩm: biểu hiện của sự chủ động trong học tập và giao tiếp d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Thảo luận về biểu hiện cụ thể của người chủ động trong học tập và giao tiếp Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hướng dẫn HS tham khảo các gợi ý trong SGK, trang 19 và bổ sung tiếp các biểu hiện thực tế mà các em quan sát được trong lớp học, tại gia đình, ở nơi công cộng. - GV đưa ra câu hỏi thảo luận chung: + Biểu hiện của sự chủ động trong học tập, giao tiếp ở mỗi người là như nhau hay khác nhau? + Vì sao chúng ta cần chủ động trong mọi việc + Làm thế nào để khắc phục các hạn chế của người thụ động và trở nên chủ động hơn? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Các nhóm trình bày câu trả lời của mình - HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và chia sẻ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi một số HS chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp của chính bản thân mình. Khuyến khích để HS tự tin, mạnh dạn chia sẻ trước lớp. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, tổng kết: - Chủ động nghĩa là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc bởi hoàn cảnh bên ngoài. - Thụ động là không tự thực hiện công việc mà luôn chờ đợi sự tác động, chi từ bên ngoài. Thậm chí, khi có tác động từ bên ngoài mà vẫn không phản ứng tích cực trở lại. pho – Sự chủ động trong học tập và giao tiếp có những biểu hiện cụ thể như: + Trong học tập: tự giác làm bài tập; xem trước bài mới; mở rộng kiến thức thông qua tài liệu tham khảo; hăng hái phát biểu trên lớp; chủ động nhận nhiệm vụ khi làm việc nhóm; đặt câu hỏi với thầy cô khi không hiểu bài; tích cực tìm hiểu những thông tin mới để cập nhật, bổ sung cho bài học,... + Trong giao tiếp: sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè; chủ động làm quen với bạn mới và giúp bạn hoà nhập vào tập thể; mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè, gia đình những gì mình chưa hiểu; tìm hiểu hoàn cảnh và tự giác, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, người thân, thành viên cộng đồng đang gặp khó khăn,... 3. Nhận diện biểu hiện của sự chủ động trong học tập và giao tiếp a. Thảo luận về biểu hiện cụ thể của người chủ động trong học tập và giao tiếp - Trong học tập: + Khi tự học ở nhà: tự giác làm hết bài tập được giao; xem trước bài mới,... + Khi học trên lớp: hãng hải phát biểu xây dựng bài; tích cực tham gia hoạt động nhóm,... - Trong giao tiếp + Giao tiếp với bạn bè: sẵn sàng hợp tác, trao đổi kiến thức, phương pháp học tập; làm quen với các bạn,... + Giao tiếp với thầy cô: đề nghị thầy cô giúp đỡ khi gặp khó khăn, hỏi lại thầy có những kiến thức chưa hiểu..... + Giao tiếp trong gia đình:... + Giao tiếp ở nơi công cộng.... b. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp + Thuận lợi: Luôn được bố mẹ động viên, khuyến khích tỉnh chủ động trong mọi hoàn cảnh. + Khó khăn: Do tính cách rụt rè, hay ngại khi đứng trước đám đông, nên còn gặp khó khăn khi muốn thể hiện sự chủ động. Hoạt động 4. Tìm hiểu biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó a. Mục tiêu: HS chỉ ra được các biểu hiện cụ thể của tính tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó thông qua một số tình huống. b. Nội dung: - Thảo luận về biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống. - Trao đổi về cách thức thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó. - Chia sẻ những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt ra mục tiêu đề ra. c. Sản phẩm: biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Thảo luận về biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Mỗi nhóm phân tích một tình huống, hoặc mỗi nhóm phân tích hai tình huống đối chéo nhau. + Nhóm 1: Phân tích tình huống 1 và 2 + Nhóm 2: Phân tích tình huống 2 và 3 + Nhóm 3: Phân tích tỉnh huống 1 và 3 + Nhóm 4: Phân tích tình huống 1 và 2 - Gợi ý câu hỏi thảo luận chung: + Nếu đặt mình trong tình huống đó, em sẽ hành động như thế nào? Vì sao? + Qua cách giải quyết tình huống của các bạn, em hiểu tính tự chủ/tự trọng là gì? Vì sao chúng ta cần rèn luyện các đức tính này? Tình huống 1: Tan học, Hà ra về sau cùng và nhìn thấy ở lớp bên cạnh có ai đó để quên chiếc điện thoại còn rất mới trong ngăn bàn. Hà cũng đang ao ước có một chiếc điện thoại để dùng, nhưng cuối cùng Hà đã quyết định nộp lại điện thoại cho bác bảo vệ và báo cho cô chủ nhiệm. Tình huống 2: Một người bạn lan truyền tin đồn không đúng về Nga. Sau khi cân nhắc, Nga quyết định trực tiếp gặp người bạn đó để nói chuyện thắng thần về việc này. Tình huống 3: Trường của Thanh ở khá xa nhà. Ngày của Thanh cũng phải vượt qua con đường dài, lởm chởm đất đá để tới trường, Tan học, Thanh với về nhà thật nhanh để lo cơm nước và chăm sóc mẹ. Vừa lo học, vừa chăm mẹ bệnh vì bỏ đi làm xa, dù rất khó khăn nhưng Thành chưa khi nào bố có ý nghĩ thôi học. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, cùng nhau thảo luận - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số bạn thảo luận về biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và tổng kết về những quan điểm sống của HS. Nhiệm vụ 2. Trao đổi về cách thức thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (6HS): Chia sẻ những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt ra mục tiêu đề ra. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và tổng kết về cách thức thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó. Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt ra mục tiêu đề ra. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Khuyến khích HS chia sẻ những khó khăn của bản thân mình khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó. Xác định được khó khăn là xác định được nguyên nhân khiến mình chưa thể hiện tốt sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó, từ đó xác định cách khắc phục, hướng rèn luyện. Ví dụ: Trong một số trường hợp, mỗi người phải chiến thắng sự tham lam của chính mình để thể hiện sự tự chủ và lòng tự trọng (như Tình huống 1, SGK, trang 19). Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhanh chóng chia sẻ. Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét, chốt lại những bài học 4. Tìm hiểu biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó A. Biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống. – Tự chủ, hay làm chủ bản thân là khả năng tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, không bị ai chi phối, tự làm chủ tình cảm và hành động của mình, không để giao tiếp bị hoàn cảnh hoặc những người xung quanh tác động. - Tự trọng là việc coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân mình. - Người có sự tự chủ, lòng tự trọng sẽ không dễ dàng bị hoàn cảnh hoặc người khác tác động tiêu cực dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng chính bản thân mình và người khác. b. Trao đổi về cách thức thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó. Tự chủ - Trong giao tiếp: kiểm soát cảm xúc cá nhân; kiềm chế sự nóng giận; kiên quyết từ chối thực hiện hành vi không phù hợp đạo đức hoặc trải pháp luật.... - Trong học tập: tự xác định mục tiêu học tập, tự lập kế hoạch học tập cho các giai đoạn; tự hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tự trọng - Không nhận sự giúp đỡ khi minh có thể tự vượt qua khó khăn - Không tự tiện sử dụng, chiếm hữu,... những đồ vật, tài sản không phải của mình; - Giữ đúng lời hứa với người khác.... Ý chí vượt khó - Kiên định thực hiện mục tiêu đã đề ra - Dự kiến trước khó khăn, trở ngại có thể gặp phải trong việc hoàn thành mục tiêu; - Bình tĩnh, kiên trì khắc phục khó khăn - Quyết tâm cao độ và huy động sự hỗ trợ khi cần thiết để đạt mục tiêu c. Chia sẻ những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt ra mục tiêu đề ra HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP Hoạt động 5: Thể hiện sự chủ động a. Mục tiêu: HS thể hiện được sự chủ động trong học tập, giao tiếp thông qua việc đóng vai trong các tình huống khác nhau. b. Nội dung: - Đóng vai thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp - Chia sẻ sự chủ động của bản thân em trong học tập và trong giao tiếp c. Sản phẩm: sự chủ động trong học tập và giao tiếp d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Đóng vai thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Sử dụng hai tình huống gợi ý trong SGK, trang 21 (hoặc cho phép HS tự đề xuất các tình huống khác phù hợp). Chia lớp thành các nhóm: + Nhóm lẻ: Tình huống 1: Người thân của gia đình từ xa đến thăm và lúc đó chỉ có mình em ở nhà + Nhóm chẵn: Tình huống 2: Em muốn tìm kiếm thông tin về một nghề mình quan tâm, nhưng thư viện nhà trường không có tài liệu về nghề này. Thảo luận, phân công nhiệm vụ đóng vai cho từng thành viên trong nhóm. Các nhóm đóng vai thể hiện tình huống. Gợi ý thảo luận sau khi đóng vai: + Các nhân vật trong hai tình huống đóng vai đã thể hiện sự chủ động bằng những hành động cụ thể như thế nào? + Nếu là nhân vật chính trong hai tình huống đó, em sẽ ứng xử ra sao? + Nêu tác dụng của việc thể hiện sự chủ động trong mỗi tình huống. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm và phân vai Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Các nhóm đóng vai thể hiện tình huống - Đại diện một số nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét cách thể hiện và đóng vai của các nhóm. Nhiệm vụ 2. Chia sẻ sự chủ động của bản thân em trong học tập và trong giao tiếp Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ tình huống thực tế, biểu hiện chủ động trong học tập và giao tiếp của chính bản thân mình. Ví dụ: Chủ động kết bạn khi mới vào học lớp 10, chủ động trong việc chia sẻ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của bản thân mình. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS chia sẻ tình huống thực tế, biểu hiện chủ động trong học tập và giao tiếp của chính bản thân mình Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, tổng kết: Thể hiện sự chủ động trong các tình huống khác nhau giúp chúng ta giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt và biết cách vượt qua khó khăn hoặc giải quyết hợp lí các vấn đề phát sinh trong học tập, giao tiếp. Hoạt động 6: Thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó a. Mục tiêu: HS thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó thông qua một số tình huống đóng vai b. Nội dung: - Đóng vai thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó. - Chia sẻ những câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra. c. Sản phẩm: d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Đóng vai thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Sử dụng hai tình huống có kết thúc mở trong SGK, trang 21 hoặc đề nghị HS nêu thêm các tình huống khác mà các em thấy phù hợp. + Nhóm lẻ: Đóng vai tình huống 1 + Nhóm chẵn: Đóng vai tình huống 2 - Hướng dẫn HS thảo luận tình huống, thống nhất cách xử lí trong mỗi tình huống, phân công đóng vai. - Câu hỏi gợi ý khi đống vai trong 2 tình huống trên: + Các nhân vật trong hai tình huống đóng vai đã thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó thông qua những hành động, lời nói,... cụ thể như thế nào? + Nếu gặp những tình huống tương tự, em sẽ ứng xử ra sao? Vì sao? + Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó là điều dễ dàng hay khó khăn? Vì sao? Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân phải rèn luyện những gì? + Nêu ý nghĩa của việc thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Các nhóm trình bày câu trả lời của mình - HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV. - Cách thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong 2 tình huống trên: + Tình huống 1: Khi bạn hiểu lầm và không nghe giải thích, Phương cần bình tĩnh để không có hành động thể hiện sự nóng giận (cãi cọ, bỏ đi, ném đồ,...). Vì bạn hiểu lầm, bản thân Phương không gây ra việc khiến bạn quyết định chấm mối quan hệ bạn bè, nên Phương cần tìm cơ hội giải thích (có thể sau đó, vào gia một thời điểm phù hợp, khi bạn đã bình tĩnh hơn), không nên im lặng hoặc đã bạn nghĩ sai về mình. Phương có thể tìm sự trợ giúp từ các bạn khác để hoa sự hiểu lầm này. + Tình huống 2: Bình cần giữ đúng lời hứa với các bạn vì giữ lời hứa thể hiện sự tôn trọng mọi người và thể hiện bản thân có lòng tự trọng. Vì chương trình ca nhạc rất hay nên Bình cần sự quyết tâm để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn. đã có kế hoạch từ trước và giữ đúng lời hứa với các bạn. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV có thể kể một câu chuyện mình đã chuẩn bị sẵn, thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu trong cuộc sống. Ví dụ: Câu chuyện hai chị em người Vân Kiều đi bộ 5 km mỗi ngày tới trạm đón sóng 3G học online,... Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS trả lời. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, tổng kết: + Tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó là những phẩm chất quan trọng, giúp mỗi chúng ta thể hiện được giá trị sống, nhân cách của bản thân. + Việc thể hiện được những phẩm chất này trong các tình huống khác nhau không phải luôn luôn dễ dàng, đòi hỏi ý chí, sự dũng cảm và nhận thức đúng đắn. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG Hoạt động 7: Thể hiện quan điểm sống của bản thân a. Mục tiêu: - HS xác định được một số quan điểm sống của bản thân thông qua việc trao đổi những quan điểm sống khác nhau. - HS thể hiện được quan điểm sống của bản thân bằng những hành động cụ thể. b. Nội dung: - Trao đổi, nêu cảm nghĩ về một số quan điểm sống tích cực. - Chia sẻ quan điểm sống của các em và biểu hiện của quan điểm sống đó. - Thể hiện quan điểm sống bằng những hành động cụ thể. c. Sản phẩm: d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Trao đổi, nêu cảm nghĩ về một số quan điểm sống tích cực. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Sử dụng những câu danh ngôn gợi ý trong SGK, trang 22 (hoặc mời HS chia sẻ những câu danh ngôn khác về quan điểm sống mà các em sưu tầm được). – Gợi ý trao đổi: + Những câu nói đó thể hiện quan điểm sống như thế nào của các tác giả? + Chia sẻ thêm những suy nghĩ cá nhân của em về quan điểm sống đối với các vấn đề khác (khuyến khích HS nói về những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay hoặc những điều mà giới trẻ đang quan tâm như ảnh hưởng của mạng xã hội, tác động của các cá nhân là thần tượng (idol),...). Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Các nhóm trình bày câu trả lời của mình - HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và đánh giá + Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khổ nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cải là nhào xuống vực sâu. + Nên thay nên thầy vì có học No ăn, no mặc bởi hay làm. + Tích cực, tự tin và kiên trì là chìa khoá trong cuộc sống. Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ chính mình. Nhiệm vụ 2. Chia sẻ quan điểm sống của các em và biểu hiện của quan điểm sống đó Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ quan điểm sống của bản thân và nêu biểu hiện thể hiện quan điểm sống của mình. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và chia sẻ quan điểm sống của các em và biểu hiện của quan điểm sống đó. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Ví dụ: Quan điểm sống của Phúc: Không bao giờ bỏ cuộc. Biểu hiện: + Luôn đặt ra mục tiêu và quyết tâm thực hiện được mục tiêu; + Tìm kiếm những cách thức để vượt qua khó khăn; + Chăm chỉ, kiên trì;... Quan điểm sống của Nhi: Hạnh phúc là mang lại niềm vui cho những người thân của mình. Biểu hiện: • Luôn quan tâm đến cảm xúc của người thân; •Thể hiện tình yêu thương thông qua những hành động, lời nói hằng ngày... Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực. Nhiệm vụ 3: Thể hiện quan điểm sống bằng những hành động cụ thể Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đề nghị mỗi HS viết ra ít nhất 3 hành động cụ thể (hành vi, việc làm trong tỉnh huống cụ thể) thể hiện quan điểm sống của em. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày quan điểm sống Ví dụ: Quan điểm sống của Phúc: “không bao giờ bỏ cuộc”. Những hành động cụ thể, thể hiện quan điểm sống này: + Không nản lòng khi gặp những bài tập khó. + Cố gắng giữ thái độ tích cực, bình tĩnh khi chẳng may bị bạn bè hoặc người thân hiểu lầm. + Phấn đấu đạt điểm cao trong bài kiểm tra cuối kì để bù lại những điểm thấp c bài kiểm tra giữa kì. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và kết luận: Mỗi người đều có những quan điểm riêng của mình về các vấn đề khác nhau trọ cuộc sống và đều thể hiện quan điểm đó bằng những hành động, việc làm cụ thể. Hoạt động 8: Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu a. Mục tiêu: HS đề xuất được những biện pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu ca bản thân. b. Nội dung: - Chia sẻ về những điểm mạnh trong tính cách mà em muốn phát huy và những điểm yếu trong tính cách mà em cần khắc phục. - Đề xuất những biện pháp cụ thể để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân và thường xuyên thực hiện. - Chia sẻ kết quả với bạn bè, người thân, thầy cô. c. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những điểm mạnh trong tính cách mà em muốn phát huy và những điểm yếu trong tính cách mà em cần khắc phục Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Làm việc theo cặp đôi . Có thể sử dụng thẻ màu để ghi lại ít nhất 2 điểm mạnh muốn phát huy, 2 điểm và muốn khắc phục; chia sẻ thẻ màu với bạn bên cạnh. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ghi chủ đề vào vở, về nhà thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gợi ý và giải đáp những vấn đề HS còn chưa hiểu về nhiệm vụ về nhà. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá. Nhiệm vụ 2. Đề xuất những biện pháp cụ thể để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân và thường xuyên thực hiện Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập –GV cho HS Tham khảo gợi ý trong SGK, trang 23. + Đánh giá đúng về điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bản thân; + Lắng nghe, tiếp nhận góp ý của người khác; + Thay đổi từ những hành động, việc làm nhỏ nhất; + Duy trì thực hiện những thói quen tốt; +Kiên trì thực hiện những việc làm để thay đổi thói quen, tính cách chưa tốt + Suy nghĩ tích cực, tự động viên, khích lệ bản thân;... Lưu ý: GV có thể nêu ví dụ việc phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân mình để gợi ý và khích lệ HS bày tỏ. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể của từng biện pháp trên và các biện pháp khác mà HS đưa ra. - Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện những biện pháp đã đề xuất để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực. Nhiệm vụ 3 Chia sẻ kết quả với bạn bè, người thân, thầy cô Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ kết quả thực hiện các biện pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong tính cách của bản thân với bạn bè, người thân, thầy cô sau một khoảng thời gian nhất định thực hiện theo kế hoạch, biện pháp đã đề xuất. - Yêu cầu HS tự đánh giá và điều chỉnh để tiếp tục hoàn thiện bản thân. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS chia sẻ kết quả thực hiện các biện pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong tính cách của bản thân. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và kết luận: + Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng + Chúng ta cần có những cách thức cụ thể để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yêu, ngày càng hoàn thiện bản thân mình. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ a. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được mức độ hoàn thành của bản thân đối với các nội dung cơ bản của chủ đề b. Nội dung: Tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của chủ đề. Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào hoạt động. c. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của chủ đề Chọn một trong ba mức độ sau để đánh giá các tiêu chí từ 1 đến 6 phía dưới (GV có thể in các biểu tượng hoa hướng dương vào thẻ màu và phát thẻ cho HS tiến hành đánh giá). Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Các tiêu chí đánh giá: 1. Xác định được các nét tính cách đặc trưng và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. . Nêu được quan điểm sống của bản thân và thể hiện quan điểm sống tích cực trong cuộc sống. 3. Xác định được những biểu hiện của sự chủ động và thể hiện sự chủ động trong học tập, giao tiếp. 4. Chỉ ra được những biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra. 5. Thể hiện được sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó trong các tình huống khác nhau. 6. Trình bày được cách thức phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào các hoạt động trong chủ đề - HS chọn một trong ba mức độ dưới đây để đánh giá sự tham gia của mình vào các hoạt động: Rất tích cực Tích cực Chưa tích cực Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện việc đánh giá hoạt động của chủ đề theo các tiêu chí trên. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS tiến hành đánh gái và chia sẻ kết quả đạt được của bản thân qua hoạt động của chủ đề. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề. *Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành bài tập được giao Rèn luyện các kĩ năng đã được học Xem trước nội dung chủ đề 3
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_10_canh_dieu.docx