Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp

docx 27 trang phuong 05/12/2023 1071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 7. THÔNG TIN NGHỀ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này
Biết cách tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề mình quan tâm, yêu cầu về năng lực, phẩm chất theo nhóm nghề.
Tìm hiểu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu những họt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thông tin yêu cầu đối với nghề nghiệp quan tâm và những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thông qua các trang tin ở địa phương, qua trao đổi với người thân và những người lao động trong lĩnh vực liên quan.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận và chia sẻ thông tin về nghề nghiệp quan tâm và các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với nghề đó.
Năng lực riêng:
Giải thích được các điều kiện làm việc, công việc và vị trí việc làm của các nghề/ nhóm nghề.
Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề.
Trình bày được nhu cầu xã hội đối với các nghề và sự phát triển của các nghề đó trong xã hội.
Giới thiệu được các thôn tin về trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Phân tích được vai trò của các công cụ trong các ngành nghề, cách sử dụng an toàn, những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp.
3. Phẩm chất:
Yêu nước: Yêu thích và tự hào về các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương, quan tâm tìm hiểu và yêu thích nghề nghiệp dự định.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm thảo luận, trao đổi đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động thông qua các nghề cụ thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Hướng dẫn HS tìm hiểu và liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiện có ở địa phương.
Tìm hiểu thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Tìm hiểu website về các nhóm nghề để giới thiệu cho HS.
2. Đối với học sinh
Đọc thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Tìm cách hiểu trước thông tin về nhóm nghề quan tâm trên các website liên quan hoặc tham quan các cơ sở, gặp gỡ trao đổi với người lao động trong lĩnh vực đó.
Sưu tầm hoặc chụp ảnh biểu hiện đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại địa phương.
Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính/ nam châm dính bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Giao lưu với người lao động thành công trong nghề nghiệp ở địa phương
Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp mời người lao động thành công trong nghề nghiệp ở địa phương đến giao lưu với HS. Có thể là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc đơn vị dịch vụ hoạt động hiệu quả và được mọi người ở địa phương biết. Tìm hiểu một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động hiệu quả và có đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Lấy ý kiến HS về lĩnh vực mà nhiều em quan tâm và liên hệ với đại diện lao động trong lĩnh vực đó. Có thể tìm hiểu và mời cha mẹ HS của trường là những người thành công trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia giao lưu với HS. Lập kế hoạch và thực hiện buổi giao lưu giữa người lao động thành công trong nghề nghiệp với HS. Có thể tập trung vào một số ý sau: quá trình lựa chọn ngành đào tạo và nghề nghiệp; việc học tập ở trường, quá trình làm việc, khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, cách khắc phục những khó khăn đó; yếu tố tạo nên thành công,...).
Mời một số HS lên chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ khi tham gia buổi giao lưu với người lao động thành công trong nghề nghiệp. 
1.2. Triển lãm về chủ đề An toàn cho người lao động 
Nhà trường, Đoàn Thanh niên, GV chủ nhiệm hướng dẫn HS sưu tầm các bài viết, hình ảnh hoặc tự chụp hình về vấn đề thực hiện an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động ở địa phương. Ví dụ: Tìm hiểu bài viết, hình ảnh về việc thực hiện nghiêm túc các nội quy về an toàn lao động và quan tâm đến sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động. 
HS sưu tầm hoặc tự chụp hình những biểu hiện không đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp ở địa phương em sinh sống. 
Tập hợp các bài viết và tranh ảnh chia làm 2 khu vực triển lãm: Khu vực 1 là thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp; khu vực 2 là những biểu hiện mất an toàn và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
Cử một số HS thuyết trình về các hình ảnh an toàn lao động và mất an toàn lao động đã sưu tầm được. 
1.3. Toạ đàm về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động 
Nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức toạ đàm về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động.
Liên hệ và mời nhà tuyển dụng lao động, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia toạ đàm về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động. Nếu cha mẹ HS thuộc đối tượng nêu trên thì có thể mời họ tham gia toạ đàm. Khuyến khích HS nêu câu hỏi trong buổi toạ đàm. Câu hỏi có thể được HS nêu ra trước và ban tổ chức tập hợp lại hoặc HS có thể nêu câu hỏi trực tiếp trong buổi toạ đàm.
Thảo luận về những điều cần lưu ý với người lao động để đáp ứng yêu cầu công việc. 
2. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
2.1. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thông tin về các nhóm nghề
GV hướng dẫn HS trao đổi về nguồn cung cấp thông tin về các nhóm nghề mà các em đã tìm hiểu. Ví dụ: Qua Internet, gặp gỡ người lao động, tham quan, quan sát thực tế, tham gia các ngày hội việc làm,... 
Trong quá trình tìm kiếm thông tin về các nhóm nghề, HS gặp những thuận lợi và khó khăn gì? 
Nêu rõ những nhóm nghề quan tâm của HS
Có thể tiến hành hoạt động theo hình thức cá nhân chia sẻ hoặc chia nhóm thảo luận và chia sẻ chung theo nhóm. 
2.2. Trao đổi về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp
GV hướng dẫn HS tìm hiểu Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
Nêu một số tình huống về an toàn, vệ sinh lao động và mất an toàn lao động.
Sưu tầm những thông tin về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tổ chức cho HS trình bày quan điểm về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp. 
3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
*Nhiệm vụ 1. Lắng nghe bài hát “Khúc ca người giáo viên”
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cùng nghe bài hát về nghề nghiệp “Khúc ca người giáo viên”, sáng tác Bùi Anh Tú.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chú lắng nghe nội dung và âm điệu bài hát.
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét đánh giá.
*Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu chủ đề, tranh chủ đề “Thông tin nghề nghiệp” 
Gợi ý: 
Tranh chủ đề đề cập đến các nghề: nhạc sĩ, hướng dẫn viên du lịch, nhiếp ảnh gia, công an, đầu bếp.
Mỗi chúng ta có phẩm chất, năng lực khác nhau -> Mỗi người sẽ phù hợp với một hoặc một số nghề nhất định.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chú lắng nghe và tiếp thu
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét đánh giá, dẫn dắt vào nội dung chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương
a. Mục tiêu: HS biết được các nhóm nghề nghiệp khác nhau ở địa phương và yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề này. 
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương 
Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương
c. Sản phẩm: HS nắm bắt và biết được các thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doạnh, dịch vụ ở địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giải thích về 3 nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
+ Sản xuất là toàn bộ các hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của dân cư và xã hội. Những hoạt động đó người khác phải làm thay được và phải được pháp luật của quốc gia thừa nhận.
+ Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
+ Dịch vụ là sản phẩm kinh tế gồm những công việc dưới dạng lao động thể lực, khả năng tổ chức, quản lí, kiến thức và kĩ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của tổ chức, cá nhân.
- GV chia lớp thành các nhóm liệt kê các nghề nghiệp hiện có ở địa phương theo 3 nhóm nghề: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
- HS hoạt động theo nhóm, xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết xem nhóm nào liệt kê được nhiều nghề nghiệp nhất và nhóm nghề nào được HS liệt kê nhiều nhất. 
*Nhiệm vụ 2. Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương như ví dụ trong SGK, trang 60 (tên nhóm nghề, công việc đặc trưng, yêu cầu về trình độ, nhu cầu tuyển dụng, nơi làm việc,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoat động theo nhóm, trao đổi, đóng góp ý kiến thống nhất ý kiến về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề. Các HS khác có thể bổ sung thông tin. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận. 
1. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương
* Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương
- Hoạt động sản xuất: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản; trồng cây ăn quả; trồng rau; trồng hoa, làm đồ gỗ; làm đồ thủ công, mây tre đan, hàng mã;... 
- Hoạt động kinh doanh: bán hàng tạp hoá; buôn bán nông sản; kinh doanh quần áo, phụ kiện thời trang, bán đồ điện tử, bán đồ gia dụng, buôn bán ở chợ;... 
- Hoạt động dịch vụ: dịch vụ du lịch; tổ chức tiệc cưới, chụp ảnh; vận chuyển hàng hoá; sửa chữa ô tô, xe máy; chăm sóc khách hàng,... 
* Yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương
(Ví dụ mẫu cuối hoạt động)
=> Kết luận chung: Khám phá nghề nghiệp giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về sự đa dạng ngành nghề ở địa phương. Điều này rất quan trọng để hình thành sự quan tâm nghề nghiệp. Các em hãy tích cực tham gia hoạt động này nhiều hơn nữa.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
Giúp HS hiểu rõ hơn về các nghề nghiệp thông qua tìm hiểu các thông tin cơ bản. 
HS biết cách tìm hiểu thông tin các nhóm nghề mình quan tâm. 
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Nêu tên nhóm nghề mà em quan tâm.
Chia sẻ nội dung và cách thức tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề quan tâm.
Chia sẻ những thông tin, yêu cầu cơ bản về nhóm nghề em quan tâm
c. Sản phẩm: HS nắm được quy trình tìm hiểu thông tin, yêu cầu cơ bản của nhóm nghề mình quan tâm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Nêu tên nhóm nghề mà em quan tâm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các nhóm nghề theo nguồn sau: Thông tư số 26/2020, TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. 
- GV hướng dẫn HS lựa chọn khoảng 5 - 7 nhóm nghề mà bản thân quan tâm và xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tư, lựa chon nghề bản thân quan tâm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên chia sẻ các nhóm nghề quan tâm và giải thích tại sao lại quan tâm đến các nhóm nghề đó. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển nhiệm vụ.
*Nhiệm vụ 2. Chia sẻ nội dung và cách thức tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề quan tâm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề quan tâm.
+ Nội dung tìm hiểu
+ Các nguồn tìm hiểu thông tin
+ Cách tìm hiểu thông tin 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi với các bạn về cách thức tìm hiểu thông tin về nhóm nghề mà mình quan tâm và tập hợp thành danh sách các nguồn và cách tìm kiếm thông tin. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS chia sẻ nội dung, cách thức tìm hiểu thông tin, yêu cầu cơ bản về nhóm nghề quan tâm với cả lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và đánh giá, tổng kết
*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những thông tin, yêu cầu cơ bản về nhóm nghề em quan tâm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một nhóm nghề mà bản thân quan tâm và tìm hiểu thông tin, yêu cầu cơ bản về nhóm nghề đó. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp về nội dung và cách mà bản thân đã sử dụng để tìm hiểu thông tin cơ bản về nhóm nghề mình quan tâm. 
- Các HS khác có thể bổ sung thông tin hoặc nêu câu hỏi để tìm hiểu thêm thông tin từ các bạn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động 2
2. Tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề
*Tên một số nhóm nghề
Gợi ý:
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
Nghệ thuật
An ninh, quốc phòng
Báo chí và thông tinh
Kinh doanh và quản lí
Máy tính và công nghệ thông tin
Kiến trúc và xây dựng
* nội dung và cách thức tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề quan tâm
- Nội dung tìm hiểu: 
+ Các công việc, nhiệm vụ chủ yếu: 
+ Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động;... 
- Các nguồn tìm hiểu thông tin: 
+ Các trang tuyển dụng đáng tin cậy; 
+ Các website của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; 
+ Trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm; 
+ Ngày hội việc làm; 
+ Câu lạc bộ hướng nghiệp; 
+ Thầy cô, người thân, người đang làm nhóm nghề quan tâm,... 
- Các cách tìm hiểu thông tin: 
+ Tìm kiếm, thu thập, so sánh, phân tích các thông tin về nghề nghiệp trên các trang web của công ty, cơ quan tuyển dụng; 
+ Trao đổi, phỏng vấn người làm nghề, nhà tuyển dụng, 
+ Xin ý kiến tham vấn về nghề nghiệp từ chuyên gia, thầy cô, bố mẹ; 
+ Tham gia trải nghiệm nghề nghiệp,... 
* Chia sẻ những thông tin, yêu cầu cơ bản về nhóm nghề em quan tâm
Gợi ý thông tin cần tìm hiểu:
+ Công việc đặc trưng của nhóm nghề; 
+ Nhu cầu của xã hội đối với nhóm nghề; 
+ Yêu cầu về trình độ của người lao động; 
+ Thu nhập bình quân của người lao động; 
+ Triển vọng của nhóm nghề trong tương lai; 
=> Kết luận chung: Việc tìm hiểu thông tin cơ bản về nghề nghiệp mình quan tâm sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghề nghiệp đó. Chúng ta có thể đối chiếu với sở thích và năng lực của bản thân để có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau này.
Hoạt động 3. Tìm hiểu điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
a. Mục tiêu: HS nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đối với người lao động.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Trao đổi về điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương
Liên hệ thực tế vấn đề đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người thân trong gia đình em.
c. Sản phẩm: HS nắm được các điều kiện để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân đối với các nghề nghiệp mình quan tâm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Trao đổi về điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương hoặc của nhóm nghề em quan tâm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc nhóm nghề quan tâm. 
Gợi ý nội dung cần tìm hiểu: 
+ Quy định về thời gian và môi trường làm việc; 
+ Quy định về an toàn lao động; 
+ Chế độ và chính sách về sức khoẻ nghề nghiệp; 
+ Dụng cụ và trang phục lao động, sản xuất;...
 - GV tổ chức cho HS tìm hiểu điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của nghề/nhóm nghề đó. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV, thực hiện nhiệm vụ. HS lựa chọn nghề nghiệp mình quan tâm, tìm hiểu những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe đối với nghề đó.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trao đổi kết quả tìm hiểu trước lớp. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận.
*Nhiệm vụ 2. Liên hệ thực tế vấn đề đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người thân trong gia đình em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người thân trong gia đình. Ví dụ: Mẹ em làm nghề giáo viên. 
Biểu hiện an toàn
Biểu hiện chưa an toàn
- Sử dụng phấn không bụi
- Thời gian làm việc ở trường trong giờ hành chính.
- Ngồi soạn giáo án khuya, tư thế ngồi không đúng khiến đau cổ, vai gáy.
- Nói nhiều và to nên ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ các công việc của người thân trong gia đình, chỉ ra những điểm an toàn và chưa an toàn đối với nghề nghiệp của người thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV yêu cầu HS: Tìm hiểu lí do vì sao vẫn tồn tại những biểu hiện thiếu an toàn ở người lao động.?
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận: Mọi nghề nghiệp đều có yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của người lao động. Do vậy, mỗi người cần thực hiện tốt các quy định an toàn trong lao động.
3. Tìm hiểu điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Hoạt động 4. Thực hành tìm kiếm và trao đổi thông tin về nhóm nghề quan tâm
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
HS phân tích được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhóm nghề mình quan tâm để có kế hoạch rèn luyện. 
Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp mình quan tâm. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhóm nghề mà em quan tâm và chia sẻ.
c. Sản phẩm: HS nắm được các thông tin cần thiết về nhóm nghề mình quan tâm và chia sẻ với thầy cô và bạn bè, người thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu mỗi HS lựa chọn một nhóm nghề mình quan tâm và xác định yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người lao động làm nhóm nghề đó như ví dụ trong SGK, trang 62. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi cách tìm kiếm các thông tin cơ bản đó: 
+ Tìm kiếm ở đâu? 
+ Kênh thông tin nào? 
+ Những điều cần lưu ý khi tìm kiếm thông tin? 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trình bày yêu cầu về phẩm chất và năng lực tương ứng với nghề quan tâm.
- HS khác bổ sung thông tin (nếu có). 
- GV hỏi HS: Những phẩm chất, năng lực nào của bản thân cần rèn luyện để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp dự định. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết. 
4. Thực hành tìm kiếm và trao đổi thông tin về nhóm nghề quan tâm
=> Kết luận:
- Học sinh cần chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp mình quan tâm để có sự chuẩn bị tốt nhất. 
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo ý kiến của bạn và mọi người xung quanh về nghề nghiệp mình quan tâm để có lựa chọn phù hợp.
Hoạt động 5. Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
HS nhận biết được biểu hiện không an toàn trong các nghề nghiệp khác nhau.
Đề xuất được biện pháp đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động trong các ngành nghề.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Trao đổi về nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động trong các nghề.
Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động trong các nghề.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được những nguy cơ trong nghề nghiệp, từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục để đảm bảo hạn chế rủi ro cho người lao động trong các nghề.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động trong các nghề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm quan sát một nghề trong SGK, trang 63. 
- GV cho các nhóm 5 phút thảo luận những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của người lao động trong từng nghề nghiệp. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, tiếp nhận nghề GV giao, các thành viên phân công nhiệm vụ, cùng nhau trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi ra giấy.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
*Nhiệm vụ 2. Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động trong các nghề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS xác định yếu tố ảnh hưởng/nguy cơ trong từng nghề nghiệp, GV khuyến khích các nhóm HS đề xuất biện pháp bảo đảm an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp theo gợi ý sau: 
Nghề
Yếu tố nguy cơ
Cách khắc phục
Nhân viên văn phòng
- Đau cổ vai gáy
- Mắt kém
- Chỉnh tư thế đứng, ngồi thẳng, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe,... 
- Luyện mắt bằng cách tập nhìn xa, nhỏ mắt để dưỡng mắt, nghỉ ngơi ngắn (5 phút) sau mỗi giờ làm việc để mắt không quá mỏi,... 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS giữ nguyên nhóm, cùng trao đổi và thảo luận đưa ra các giải pháp khắc phục các nguy cơ, thống nhất và ghi ra giấy kết quả thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
- Các nhóm khác có thể bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi làm rõ nội dung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận: Khi tham gia lao động cần đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho bản thân và mọi người xung quanh. 
5. Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động
* Nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động trong các nghề
+ Tranh 1: Nghề nhân viên văn phòng có nguy cơ ảnh hưởng cột sống, cô vai gáy do ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, mắt kém do nhìn máy tính nhiêu;... 
+ Tranh 2: Nghề xây dựng có nguy cơ ngã từ trên cao; rơi nguyên vật liệu vào người; ảnh hưởng da, mắt, mũi họng,... do tiếp xúc nhiều với xi măng, cát,... 
+ Tranh 3: Nghề nông dân có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ nếu sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nhiều, không có đủ trang thiết bị bảo hộ khi phun thuốc, thu hoạch nông sản; da, tay, chân thường lão hoá nhanh, viêm da do tiếp xúc trực tiếp với môi trường (ánh nắng, bùn đất,...) mà không có đồ bảo hộ;... 
+ Tranh 4: Nghề bác sĩ (y tế) có nguy cơ bị lây nhiễm vi-rút, vi khuẩn từ người bệnh; tiếp xúc với máy móc có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nếu làm việc trong thời gian dài như chụp X quang,... 
+ Tranh 5: Người làm nghề bán hàng ở chợ thường dậy sớm đi lấy hàng (tờ mờ sáng) nên bị thay đổi giờ sinh học, đi lại vào thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, ngủ sâu và trời còn tối có thể gây tai nạn; bán hàng ngoài trời, chỗ ngồi không đảm bảo vệ sinh;... 
* Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động trong các nghề
(Bảng đề xuất ở cuối hoạt động)
BẢNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Nghề
Yếu tố nguy cơ
Cách khắc phục
Nhân viên văn phòng
- Đau cổ vai gáy
- Mắt kém
- Chỉnh tư thế đứng, ngồi thẳng, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe,... 
- Luyện mắt bằng cách tập nhìn xa, nhỏ mắt để dưỡng mắt, nghỉ ngơi ngắn (5 phút) sau mỗi giờ làm việc để mắt không quá mỏi,... 
Nghề xây dựng
- Ngã từ trên cao
- Rơi nguyên vật liệu vào người
- Ảnh hưởng da, mắt, mũi họng,... do tiếp xúc nhiều với xi măng, cát,...
- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động
- Kiểm định độ an toàn của các thiết bị máy móc
- Tổ chức huấn luyện an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng kiến thức về an toàn trong lao động vào thực tiễn.
Nghề nông dân
- Tiếp xúc thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Da, tay, chân thường lão hoá nhanh, viêm da do tiếp xúc trực tiếp với môi trường (ánh nắng, bùn đất,...) mà không có đồ bảo hộ;...
- Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật hóa học, người dân nên thay thế bằng các loại thuốc vi sinh, vừa đảm bảo cho sức khỏe, vừa có lợi cho môi trường đất và nước.
- Trang bị các dụng cụ lao động cần thiết: tất tay, kính, mũ nón, ủng để tránh tiếp xúc chất độc hại, tránh các tác nhân của tự nhiên.
Nghề bác sĩ
- Nguy cơ bị lây nhiễm vi-rút, vi khuẩn từ người bệnh
- Tiếp xúc với máy móc có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nếu làm việc trong thời gian dài như chụp X quang,... 
- Luôn thực hiện các quy tắc của bệnh viện, mặc đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc.
- Sau mỗi lần tiếp xúc, thăm khám cho bệnh nhân phải tiến hành rửa tay, sát trùng
Nghề bán hàng ở chợ
- Dậy sớm, giờ sinh học bị thay đổi, suy giảm sức khỏe.
- Bán hàng ngoài trời, chỗ ngồi không đảm bảo vệ sinh;... 
- Cố gắng làm việc đúng giờ giấc
- Gian bán hàng che chắn thêm ô dù hoặc mái che tránh mưa gió.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi ngày bán hàng vất vả.
Hoạt động 6. Tuyên truyền về nghề nghiệp ở địa phương
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
HS nhận biết được vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. 
HS biết cách tuyên truyền về an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp cho người thân và mọi người xung quanh. 
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Nhận biết được vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.
Thực hiện tuyên truyền về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Nhận biết được vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế của địa phương
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc nhóm nghể quan tâm đối với sự phát triển kinh tế địa phương theo gợi ý sau: 
+ Đó là nhóm nghề gì? 
+ Tiềm năng phát triển của nhóm nghề đó? 
+ Nhóm nghề đó có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế ở địa phương? (tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân,...) 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm, sử dụng gợi ý của GV để bàn bạc, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung ý kiến hoặc nếu câu hỏi. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra nhận xét hoặc tóm tắt nội dung thảo luận của các nhóm. 
*Nhiệm vụ 2. Thực hiện tuyên truyền về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các quy định về an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp. 
- GV lấy ví dụ: Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, các quy định hiện hành khác về đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp của từng lĩnh vực. 
- GV hướng dẫn HS lựa chọn đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm tuyên truyền. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu các quy định an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động và biện pháp phòng chống yêu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thực hiện tuyên truyền về an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp.
- GV mời HS báo cáo kết quả thực hiện.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nêu bài học rút ra từ hoạt động tuyên truyền nêu trên. 
6. Tuyên truyền về nghề nghiệp ở địa phương
*Vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế của địa phương
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập
+ Nâng cao đời sống cho người dân
+ Xây dựng xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp
* Thực hiện tuyên truyền về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Gợi ý:
=> Kết luận chung:
+ Nghề nghiệp ở địa phương có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển KT - xã hội. Chúng ta cần quan tâm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. 
+ Tuyên truyền về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp giúp người lao động nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và mọi người. 
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: 
HS biết cách đưa ra các đánh giá về bản thân và các bạn khác trong lớp.
HS nhận biết được mức độ hoàn thành và mức độ tham gia các hoạt động theo mục tiêu đề ra. 
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Đánh giá mức độ tham gia của bản thân em trong các hoạt động
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề.
Chia sẻ những điều học được sau khi tham gia các hoạt động.
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động bằng cách đánh dấu vào ô phù hợp:
... Rất tích cực  Tích cực  Chưa tích cực
Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng:
Kết quả đạt được/ Mức độ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1. Xác định được hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiện có ở địa phương.
2. Nêu được cách tìm hiểu thông tin và yêu cầu cơ bản về nhóm nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
3. Tìm hiểu được cách tìm kiếm thông tin cơ bản và yêu cầu về năng lực, phẩm chất của nhóm nghề quan tâm.
4. Xác định được những thông tin, yêu cầu cơ bản của nhóm nghề quan tâm.
5. Thực hành tìm kiếm và trao đổi những yêu cầu cơ bản về năng lực, phẩm chất của nhóm nghề quan tâm.
6. Nêu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
7. Đề xuất được biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho một số nghề cụ thể.
Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những điều học được sau khi tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề.
- Nêu những điều em cảm thấy tâm đắc trong chủ đề.
- Hoạt động nào giúp em có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng bổ ích
- Em muốn tìm hiểu thêm những nội dung nào liên quan đến chủ đề này.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_10_canh_dieu.docx