Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường

docx 23 trang phuong 05/12/2023 1211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 8. CHỌN NGHỀ, CHỌN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phân tích được phẩm chất và năng lực cần có của người lao động thông qua trải nghiệm một nghề cụ thể và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về dự định lựa chọn nghề và định hướng học tập của bản thân.
Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn.
Trình bày được một số thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn. 
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề nghiệp dự định. 
Giao tiếp và hợp tác: Xin ý kiến thầy cô, gia đình, các bạn về định hướng học tập phù hợp với dự định chọn nghề của bản thân.
Giải quyết vấn đề, sáng tạo: 
Phân tích và giải quyết được những tình huống nảy sinh trong quá trình chọn ngành học phù hợp nghề dự định. 
Đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với nhóm nghề dự định. 
Năng lực riêng:
Giới thiệu được các thông tin về trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Tổng hợp và phân tích được các thông tin chủ quan, khách quan liên quan đến nghề định lựa chọn.
Ra được quyết định lựa chọn nghề, trường đào tạo nghề, hướng học tập nghề nghiệp.
Lập được kế hoạch hoạch tập và phát triển nghề nghiệp.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng hứng thú, sở thích, định hướng nghề nghiệp của các bạn. 
Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, toạ đàm.
Chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu, tập hợp các thông tin về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề dự định. 
Trách nhiệm: Thể hiện trong việc chủ động tìm hiểu, phân tích những năng lực phẩm chất của bản thân và những yêu cầu đối với nhóm nghề dự định để đưa ra được đánh giá về sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề dự định. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tìm kiếm thông tin về hệ thống trường đào tạo, tìm hiểu cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Chuẩn bị nhạc cho tiết mục văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp.
Liên hệ với nhà tuyển dụng ở địa phương.
Hướng dẫn HS tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp.
Tìm hiểu về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS nói chung và HS của trường nói riêng. 
2. Đối với học sinh
Tìm hiểu thông tin tuyển dụng để biết được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực.
Chuẩn bị nội dung để tham vấn ý kiến thầy cô, các bạn và gia đình về dự định lựa chọn nghề và định hướng học tập của bản thân.
Tìm hiểu phẩm chất và năng lực nổi trội của bản thân và so sánh với yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhóm nghề dự định. 
Tìm hiểu thông tin cơ bản về các trường đào tạo liên quan đến nghề dự định lựa chọn. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Toạ đàm về lựa chọn nghề nghiệp phù hợp 
Nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức toạ đàm về chủ đề “Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp”. 
GV có thể đặt câu hỏi: Thế nào là chọn nghề phù hợp? Phù hợp với điều gì? Chọn nghề phù hợp có ý nghĩa thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội? 
HS có thể nêu câu hỏi khi tham gia toạ đàm. Các câu hỏi có thể chuẩn bị trước hoặc HS tự đặt câu hỏi khi tham gia toạ đàm. 
Mời một số HS nêu cảm nhận và suy nghĩ khi tham gia buổi toạ đàm. 
1.2. Trao đổi thông tin về hệ thống trường đào tạo
Chuẩn bị sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân để giới thiệu cho HS.
Giới thiệu thông tin về hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
Nhấn mạnh với HS: Một ngành học có thể được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau như trung cấp, cao đẳng và đại học,... 
Người dẫn chương trình nêu câu hỏi: Cần tìm hiểu những thông tin gì về trường đào tạo?
Đưa ra những thông tin cơ bản về trường đào tạo mà HS cần tìm hiểu.
Hỏi HS bài học rút ra sau buổi trao đổi thông tin. 
1.3. Biểu diễn văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp
Các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp (hát, múa, diên kịch, làm thơ,...).
Lập chương trình các lớp thực hiện các tiết mục văn nghệ theo đăng kí.
GV gửi Ban tổ chức danh mục các tiết mục văn nghệ của các lớp.
HS thực hiện tiết mục văn nghệ của lớp theo đăng kí.
GV và HS khuyến khích, động viên, cổ vũ các tiết mục văn nghệ.
Mời HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia hoạt động. 
1.4. Giao lưu với nhà tuyển dụng 
Nhà trường, Đoàn Thanh niên lên kế hoạch mời một số nhà tuyển dụng ở địa phương đến giao lưu với HS (chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh, dịch vụ,...).
Thông báo kế hoạch giao lưu với nhà tuyển dụng cho các lớp.
Tập hợp các câu hỏi hoặc vấn đề mà HS muốn đặt ra trong buổi giao lưu với nhà tuyển dụng.
Thực hiện buổi giao lưu: Khuyến khích HS tích cực tham gia và đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị một số câu hỏi với nhà tuyển dụng: Nhu cầu tuyển dụng, những yêu cầu của nhà tuyển dụng với người lao động (sức khoẻ, trình độ, kinh nghiệm làm việc, tính cách,...).
HS nêu những điều học được sau khi tham gia buổi giao lưu với nhà tuyển dụng. 
2. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
2.1. Chia sẻ về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp
Đại diện nhà trường giới thiệu cho HS về ý nghĩa, vai trò của hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp đối với việc định hướng nghề nghiệp.
Giới thiệu kế hoạch trải nghiệm của nhà trường (thời gian, địa điểm, mục tiêu, nội dung trải nghiệm, kết quả mong đợi,...).
Mời HS đặt câu hỏi về hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp. 
Đại diện nhà trường giải đáp thắc mắc của HS. 
2.2. Giới thiệu các hình thức trải nghiệm nghề nghiệp
Đại diện nhà trường giới thiệu cho HS về các hình thức trải nghiệm nghề nghiệp. 
Gợi ý một số địa điểm HS có thể thực hiện trải nghiệm nghề nghiệp với các hình thức khác nhau (tham quan, phỏng vấn, quan sát, làm thử,...).
Khuyến khích HS đặt câu hỏi và đại diện nhà trường trả lời. 
2.3. Trao đổi về xu hướng nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
Đại diện nhà trường/Đoàn Thanh niên làm bảng khảo sát các nghề nghiệp mong muốn của HS tại trường.
Các lớp tiến hành khảo sát và tổng hợp nghề nghiệp mong muốn của HS.
Đại diện trường học/Đoàn Thanh niên tìm hiểu thông tin về xu hướng nghề nghiệp của thanh niên qua Bản tin “Thị trường Lao động” xuất bản hăng quý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thông tin kết quả khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS hiện nay.
Trao đổi và bình luận về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. 
3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a. Mục tiêu: 
b. Nội dung: 
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem một đoạn phóng sự ngắn về chọn nghề, chọn trường
 (từ 0:51 -> 3:30)
- GV đặt câu hỏi cho HS: Đến thời điểm hiện tại, em đã chọn cho mình được nghề nào ưng ý hay chưa? Và em dựa vào yếu tố nào để chọn nghề đó cho bản thân mình trong tương lai?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu thông tin về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
HS biết được thông tin cơ bản về các cơ sở đào tạo liên quan đến nghề nghiệp dự định của bản thân. 
HS chia sẻ thông tin và hỗ trợ nhau cùng tìm hiểu về các trường đào tạo trình độ cơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu trường đào tạo liên quan đến nghề mình lựa chọn.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ được giao, có thêm các thông tin về trường mà mình quan tâm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu mỗi HS đưa ra dự định nghề nghiệp và trình độ đào tạo mong muốn (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) sau khi hoàn thành cấp trung học phổ thông. 
- GV mời một số HS trình bày lí do lựa chọn trình độ đào tạo mong muốn đó. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin cơ bản về trường đào tạo mong muốn như gợi ý trong SGK, trang 67:
Nghề dự định -> Tên trường đào tạo -> Thông tin về ngành đào tạo.
Các thông tin cơ bản cần tìm hiểu gồm:
Loại hình trường
Trình độ đào tạo
Địa chỉ
Ngành đào tạo
Hình thức tuyển sinh
Điểm chuẩn xét tuyển
Tổ hợp môn học xét tuyển
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ thông tin với các bạn cùng quan tâm về trường đào tạo theo nghề nghiệp dự định. 
- GV quan sát thái độ học tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời khoảng 2 - 3 HS lên chia sẻ thông tin về trường đào tạo phù hợp với nghề dự định.
- Các HS khác bổ sung thông tin hoặc đặt câu hỏi liên quan đến trường đào tạo. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận.
1. Tìm hiểu thông tin về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn
Kết luận:
- Càng có nhiều thông tin về các trường đào tạo sẽ càng giúp em lựa chọn được trường phù hợp hơn với dự định nghề nghiệp và năng lực học tập của bản thân. 
- Các em cần tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin về các trường đào tạo để giúp nhau có hiểu biết tốt hơn. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tham vấn hướng nghiệp
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và hình thức thực hiện tham vấn hướng nghiệp.
HS biết xác định những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp để tham vấn ý kiến của thầy cô, các bạn và gia đình. 
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Tìm hiểu và chia sẻ về hoạt động tham vấn hướng nghiệp
Xác định những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp
c. Sản phẩm: Nắm được hình thức tham vấn, tìm ra khó khăn của bản thân trong định hướng nghề nghiệp để tham vấn ý kiến thầy cô, người thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và chia sẻ về hoạt động tham vấn hướng nghiệp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Nhiều bạn trẻ hiện nay băn khoăn về lựa chọn nghề nghiệp tương lai và thường xin ý kiến tham vấn của người thân, bạn bè và thầy cô giáo. Tham vấn ý kiến người khác giúp chúng ta có thể lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn. 
- GV hỏi HS: 
+ Em nào đã từng tham gia hoạt động tham vấn hướng nghiệp?
+ Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về hoạt động tham vấn hướng nghiệp? 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. GV đưa ra gợi ý câu hỏi thảo luận:
+ Ai là người cần xin ý kiến tham vấn hướng nghiệp? 
+ Tham vấn hướng nghiệp gồm những nội dung nào? 
+ Hình thức tham vấn nào sẽ phù hợp với HS và giúp HS định hướng nghề nghiệp tốt hơn?
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về hoạt động tham vấn hướng nghiệp hiện nay ở trường phổ thông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và trao đổi lẫn nhau để tìm hiểu và biết thêm các hoạt động tham vấn hướng nghiệp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS đứng dậy chia sẻ những điều em biết được trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhận xét và đánh giá.
*Nhiệm vụ 2. Xác định những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 đến 5 HS. Yêu cầu các nhóm liệt kê những khó khăn, băn khoăn trong định hướng nghề nghiệp và sắp xếp theo thứ tự các khó khăn được nhiều thành viên chỉ ra. 
- GV gợi ý một số khó khăn, khuyến khích HS: Các em hãy liệt kê tiếp những khó khăn của mình trong định hướng nghề nghiệp của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm, dựa theo những khó khăn GV đưa ra, HS liệt kê thêm các khó khăn mà mình cũng như các bạn trong nhóm gặp phải khi định hướng nghề nghiệp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm thống kê và trình bày ngắn gọn những khó khăn của nhóm mình. 
- GV tổng hợp và xác định khó khăn nào là phổ biến ở các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhận xét và kết luận.
2. Tìm hiểu về tham vấn hướng nghiệp
* Tìm hiểu và chia sẻ về hoạt động tham vấn hướng nghiệp
- Đối tượng tham vấn: học sinh, phụ huynh, giáo viên...
- Nội dung tham vấn hướng nghiệp:
+ Năng lực, sở thích của HS
+ Xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu lao động xã hội.
+ Cách rèn luyện bản thân...
- Hình thức tham vấn: tham vấn nhóm, tham vấn cá nhân,...
* Những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp
- Học sinh không biết mình thích nghề nghiệp gì và mình có năng lực gì
- Học sinh khó khăn khi trao đổi về định hướng nghề nghiệp với bố mẹ
- Học sinh không có đầy đủ thông tin về ngành học và thị trường lao động;
- Khó khăn về sức khoẻ, thể chất,...
=> Kết luận: Tham vấn hướng nghiệp có thể thực hiện theo hình thức cá nhân hoặc nhóm để giúp các em giải đáp những băn khoăn, vướng mắc và nhận diện sở thích, năng lực của bản thân phù hợp với nghề nghiệp dự định.
Hoạt động 3. Xây dựng kế hoạch và tham gia trải nghiệm nghề nghiệp
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
Giúp HS xây dựng được kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp dự định.
HS biết được điểm mạnh và hạn chế của bản thân trong việc đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. 
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Lập kế hoạch trải nghiệm một nghề mà em quan tâm
Thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp và chia sẻ kết quả
Gặp gỡ, trao đổi với nhà tuyển dụng hoặc tìm kiếm thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Lập kế hoạch trải nghiệm một nghề mà em quan tâm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu từng HS ghi nghề nghiệp quan tâm ra giấy.
- GV cho HS xem mẫu kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp để HS hình dung.
- HS tự lập kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp theo gợi ý: 
+ Xác định nghề nghiệp sẽ trải nghiệm; 
+ Xác định thời gian trải nghiệm: một ngày, một tuần, một tháng, thời gian cụ thể,... 
+ Xác định địa điểm tham gia trải nghiệm: tên công ty, cơ quan, tổ chức cụ thể; 
+ Lựa chọn hình thức trải nghiệm: quan sát, phỏng vấn, trò chuyện, làm thử,... 
+ Liệt kê những thông tin cần thu thập: phẩm chất, năng lực của người lao động; thái độ làm việc của người lao động; công cụ, phương tiện làm việc; sản phẩm lao động, thuận lợi, khó khăn khi làm nghề;... 
+ Chuẩn bị công cụ, phương tiện cần thiết để ghi lại thông tin trong quá trình trải nghiệm nghề nghiệp. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa theo gợi ý giáo viên đưa ra để lập kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp cho bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khuyến khích HS xác định những thuận lợi và khó khăn có thể gặp phải khi trải nghiệm nghề nghiệp để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và trang bị thêm cho bản thân những kiến thức, kĩ năng cần thiết để trải nghiệm nghề nghiệp thuận lợi. 
*Nhiệm vụ 2. Thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp và chia sẻ kết quả
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS xem lại kế hoạch trải nghiệm và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xác định phẩm chất và năng lực cần thiết cho nghề dự định thông qua hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp. 
- HS tự đánh giá bản thân đáp ứng được những năng lực, phẩm chất nào; cần bổ sung, rèn luyện thêm phẩm chất, năng lực gì. 
- HS chia sẻ với bạn có cùng quan tâm nghề nghiệp hoặc chia sẻ với bạn theo bàn,nhóm, tổ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mời 2 - 3 HS chia sẻ cảm xúc sau khi trải nghiệm nghề nghiệp (tự đánh giá phẩm chất và năng lực theo yêu cầu nghề nghiệp; những điều học được sau khi trải nghiệm nghề nghiệp; những điều cần lưu ý để có trải nghiệm nghề nghiệp đạt hiệu quả; cần làm gì và thay đổi gì ở những lần trải nghiệm nghề nghiệp tiếp theo). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và đánh giá.
*Nhiệm vụ 3. Gặp gỡ, trao đổi với nhà tuyển dụng hoặc tìm kiếm thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp trên các trang thông tin.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV khuyến khích HS tìm hiểu và liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương liên quan đến nghề dự định.
- Trong trường hợp HS tìm hiểu thông tin thì có thể tìm hiểu thông qua website của các cơ sở để thu thập thông tin theo gợi ý: 
+ Thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng; 
+ Tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người lao động; 
+ Trao đổi về những điểm cần khắc phục ở người lao động; 
+ Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi làm nghề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện theo sự gợi ý, hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ thông tin thu thập được trước lớp và trình bày những hạn chế của người lao động trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện nay.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận: Thông qua trải nghiệm nghề nghiệp, các em sẽ nắm bắt tốt hơn yêu cầu của nghề nghiệp dự định. Từ đó, các em có sự đối chiếu, so sánh với bản thân để lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp.
3. Xây dựng kế hoạch và tham gia trải nghiệm nghề nghiệp
Hoạt động 4. Thực hành tham vấn hướng nghiệp 
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
HS biết cách trao đổi thông tin và xin ý kiến về dự định chọn nghề trong các tình huống khác nhau.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Thực hành xin ý kiến tham vấn của thầy cô, các bạn hoặc bố mẹ, người thân về dự định chọn nghề.
Chia sẻ dự định chọn nghề của bản thân và tham vấn ý kiến của thầy cô, các bạn và gia đình.
Lựa chọn định hướng học tập phù hợp với dự định nghề nghiệp của bản thân.
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Thực hành xin ý kiến tham vấn của thầy cô, các bạn hoặc bố mẹ, người thân về dự định chọn nghề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt cho HS thực hành xin ý kiến tham vấn thông qua từng tình huống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc kĩ các tình huống xung phong sắm vai tiến hành thực hành tham xin ý kiến tham vấn của bố mẹ, thầy cô và bạn bè.
- Các HS khác quan sát, ghi chép và chia sẻ cảm nhận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình HS xây dựng chi tiết các tình huống tham vấn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá cách thể hiện của HS trong các tình huống.
- GV đặt vấn đề: Có thể đến thời điểm này, nhiều HS vẫn chưa định hướng được cho mình một đường đi rõ ràng về nghề nghiệp tương lai mình muốn hướng đến. Để tìm hiểu và khám phá bản thân tốt hơn, HS có thể làm trắc nghiệm tâm lí để biết mình thích gì và có điểm mạnh gì
+ Đánh giá loại hình trí thông minh (điểm mạnh) tại: 
+ Đánh giá sở thích, tính cách tại: 
Từ kết quả trắc nghiệm, HS trao đổi với GV để định hướng nghề nghiệp.
*Nhiệm vụ 2. Chia sẻ dự định chọn nghề của bản thân và tham vấn ý kiến của thầy cô, các bạn và gia đình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - GV mời HS chia sẻ dự định chọn nghề của bản thân và thực hiện hoạt động tham vấn hướng nghiệp. 
 - GV yêu cầu HS nêu dự định chọn nghề và xác định điểm mạnh, sở thích của bản thân liên quan đến nghề dự định đó. 
Bước 2, 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chủ động trao đổi những khó khăn, băn khoăn với người tham vấn để tìm cách giải quyết phù hợp. 
- Sau khi trình bày, HS lắng nghe ý kiến tham vấn; đồng thời phân tích, đánh giá để lựa chọn cách giải quyết phù hợp với bản thân. 
- HS chia sẻ cảm nhận sau khi thực hiện hoạt động tham vấn hướng nghiệp. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và đánh giá.
*Nhiệm vụ 3. Lựa chọn định hướng học tập phù hợp với dự định nghề nghiệp của bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV khuyến khích HS đưa ra dự định nghề nghiệp của bản thân sau khi đã có quá trình tham gia trải nghiệm nghề nghiệp và tham vấn ý kiến của thầy cô, các bạn và gia đình.
- GV hướng dẫn HS xác định kết quả hiện tại của các môn học liên quan đến ngành nghề dự định, kết quả HS mong đợi để đáp ứng yêu cầu thi tuyển vào ngành nghề đó và chuẩn bị phương án xây dựng kế hoạch học tập cho các môn học ấy. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xác định ngành học phù hợp dự định nghề nghiệp.
- HS tìm hiểu các môn học liên quan đến ngành học đó. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ dịnh hướng học tập của bản thân trong thời gian sắp tới để phù hợp ới dự định nghề nghiệp của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta có thể tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh (thầy cô, các bạn và gia đình) để đưa ra sự lựa chọn phù hợp với dự định nghề nghiệp. Từ đó, các em có thêm thông tin để đối chiếu, đánh giá và đưa ra định hướng học tập phù hợp với dự định chọn nghề.
4. Thực hành tham vấn hướng nghiệp
* Thực hành xin ý kiến tham vấn của thầy cô, các bạn hoặc bố mẹ, người thân về dự định chọn nghề
- Tình huống 1: 
+ Một HS đóng vai Hồng thuyết phục bố mẹ cho theo nghề công nghệ thông tin.
+ Hai HS khác đóng vai bố và mẹ của Hồng thuyết phục Hồng theo nghề truyền thống gia đình.
- Tình huống 2:
+ Một HS đóng vai Hoàng băn khoăn vì không hiểu rõ bản thân thích gì và sở trường là gì.
+ HS khác đóng vai GV tham vấn cho Hoàng để làm rõ sở thích nghề nghiệp và điểm mạnh của em.
- Tình huống 3:
+ Một HS đóng vai Tâm thể hiện sự băn khoăn khi thấy mình không hợp nghề báo chí.
+ HS khác đóng vai bạn học thuyết phục Tâm theo ngành báo chí.
* Chia sẻ dự định chọn nghề của bản thân và tham vấn ý kiến của thầy cô, các bạn và gia đình
Gợi ý:
- Chủ động trình bày những khó khăn của bản thân theo dự định chọn nghề.
- Trình bày rõ những điểm mạnh và sở thích của bản thân liên quan đến dự định chọn nghề.
- Tích cực trao đổi với người tham vấn để tìm ra cách thức phù hợp để giải quyết khó khăn
- Đánh giá và lựa chọn cách thức giải quyết vấn đề phù hợp với bản thân.
- Lắng nghe, phân tích những ý kiến tham vấn.
* Lựa chọn định hướng học tập phù hợp với dự định nghề nghiệp của bản thân
Gợi ý:
- Nêu nghề em định lựa chọn
- Xác định các môn học phù hợp với dự định nghề.
- Xây dựng kế hoạch học tập
Hoạt động 5. Đánh giá sự phù hợp của bản thân theo nhóm nghề dự định lựa chọn
a. Mục tiêu: HS cân nhắc, đánh giá được sự phù hợp của bản thân với các nhóm nghề dự định lựa chọn.
b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân khám phá phẩm chất, năng lực nổi trội của bản thân.
c. Sản phẩm: HS biết được phẩm chất và năng lực của bản thân có thực sự phù hợp với yêu cầu của nghề dự định trong tương lai và có hướng điều chỉnh phù hợp. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Liệt kê những phẩm chất và năng lực nổi trội của bản thân. 
- GV đề nghị HS đưa ra lựa chọn từ 1 đến 3 nhóm nghề mà bản thân thấy mình phù hợp nhất. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS so sánh, đối chiếu yêu cầu về phẩm chất và năng lực của các nhóm nghề với phẩm chất, năng lực nổi bật của mình. 
- HS tham khảo thêm ý kiến tham vấn của thầy cô, các bạn và gia đình, người thân đã thực hiện ở hoạt động trước để tổng hợp thông tin và đưa ra nhận định về sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề dự định. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả lựa chọn của mình. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận
5. Đánh giá sự phù hợp của bản thân theo nhóm nghề dự định lựa chọn
Kết luận:
Để đánh giá sự phù hợp của bản thân với các nhóm nghề, các em cần hiểu rõ về bản thân mình. Muốn vậy, các em cần tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm và tìm hiểu nghề nghiệp khác nhau, có thể làm các trắc nghiệm hướng nghiệp và tham khảo ý kiến của chuyên gia tham vấn, thầy cô, bạn bè và gia đình để hiểu rõ hơn phẩm chất, năng lực của mình và có thêm thông tin về nhóm nghề dự định.
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: 
HS biết cách đưa ra đánh giá về thái độ và mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của chủ đề của bản thân và của các thành viên khác trong lớp. 
HS biết đánh giá theo tiêu chí cụ thể. 
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Đánh giá mức độ tham gia của bản thân em trong các hoạt động
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề.
Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động bằng cách đánh dấu vào ô phù hợp:
... Rất tích cực  Tích cực  Chưa tích cực
Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng:
Kết quả đạt được/ Mức độ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1. Xác định được thông tin cơ bản về một số trường đào tạo liên quan đến nghề em định lựa chọn.
2. Phân tích và xác định được phẩm chất, năng lực của người lao động thông qua trải nghiệm một số nghề cụ thể và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
3. Tham vấn ý kiến của thầy cô, bạn bè và bố mẹ về dự định nghề nghiệp và học tập của bản thân.
4. Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn.
Nhiệm vụ 3. Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm.
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Tên chủ đề: 
Tên nhóm: .
Em hãy đánh giá sự tích cực tham gia họat động và kết quả làm việc của các bạn trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào những ô phù hợp:
Stt
Họ tên
Mức độ tích cực
Kết quả làm việc
Rất TC
TC
Chưa TC
Tốt
BT
Chưa tốt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_10_canh_dieu.docx