Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

docx 28 trang phuong 05/12/2023 2091
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
	CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH 	
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
- Thực hiện được trách nhiệm của bản thân với bố mẹ, người thân.
- Ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.
- Thể hiện được trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình. 
- Xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí
- Đề xuất được các biện pháp góp phần phát triển kinh tế cho gia đình.	
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
Năng lực giao tiếp: Ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp ở gia đình, biết lắng nghe và chia sẽ với bố mẹ, người thân. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- Năng lực riêng:
Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Thiết kế và thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí, hiệu quả.
3. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các thành viên trong gia đình, đề xuất được các biện pháp góp phần phát triển kinh tế cho gia đình.
- Chăm chi: Chủ động, tích cực trong việc thực hiện các hoạt động lao động trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: 
- Sưu tầm các câu chuyện về những người con hiếu thảo trong gia đình.
- Xây dựng các tình huống về giao tiếp, ứng xử trong gia đình. 
- Giới thiệu về các loại kế hoạch tài chính cá nhân và cách xây dựng kế hoạch tài chính cả nhân hiệu quả.
2. Đối với HS: 
- Tìm hiểu về trách nhiệm của người con trong gia đình.
- Sưu tầm những bài hát ca ngợi tình cảm gia đình. 
- Chuẩn bị ý kiến để chia sẻ về văn hoá ứng xử trong gia đình.
 Tìm hiểu các kế hoạch tài chính cá nhân và cách xây dựng kế hoạch tài chính cá 
- Suy nghĩ những biện pháp có thể thực hiện để góp phần phát triển kinh tế gia đình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý: 
1. Diễn đàn về “Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình”
- Tổ chức diễn đàn trực tuyến hoặc trực tiếp cho HS bày tỏ quan điểm của mình về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Những bài viết hay, những cảm nhận sâu sắc được chia sẻ trên trang web hoặc fanpage của nhà trường. 
- Gặp gỡ khách mời để cùng trao đổi về giá trị gia đình trong xã hội hiện đại và vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
2. Văn nghệ ca ngợi tình cảm gia đình
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ ca ngợi tình cảm gia đình. 
- Biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị và chia sẻ những kỉ niệm, cảm xúc về gia đình thân yêu. 
3. Toạ đàm “Văn hoá ứng xử trong gia đình" 
– Chiếu các video clip tình huống về văn hoá ứng xử trong gia đình hoặc trinh diễn tiểu phẩm về chủ đề văn hoả ứng xử trong gia đình. Trao đổi về các kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong gia đình. 
– Chia sẻ những hoạt động thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
4. Gặp gỡ khách mời trao đổi về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình 
– Trao đổi với khách mời về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp với địa phương và HS lớp 10.
– Chia sẻ những biện pháp các em đã thực hiện góp phần phát triển kinh tế gia đình. 
- Đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế phù hợp để áp dụng trong gia đình.
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
1. Triển lãm tranh, ảnh “Mái ấm gia đình"
- Vẽ/sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến mái ấm gia đình và trưng bày ở lớp. 
- Bình chọn tác phẩm xuất sắc để trao thưởng.
2. Chia sẻ câu chuyện về văn hoá ứng xử trong gia đình 
- Chia sẻ những câu chuyện thực tiễn liên quan đến văn hoá ứng xử trong gia đình và bày tỏ cảm nhận về những câu chuyện đó. 
- Trao đổi về văn hoá ứng xử trong gia đình ở xã hội hiện đại. 
3. Chia sẻ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của những người thành công
- Tìm hiểu, chia sẻ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của những người thành công mà em biết. 
- Những bài học kinh nghiệm rút ra được từ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân đó. 
- Trao đổi về việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.
4. Trao đổi kinh nghiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình 
- Chia sẻ những hoạt động lao động trong gia đình và sự tham gia của các thành viên trong các hoạt động đó. gia
- Trao đổi những kinh nghiệm tham gia hiệu quả các hoạt động lao động trong đình cũng như những khó khăn, trở ngại và cách khắc phục.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi kể về các hoạt động và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình.
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được các chủ đề của môn học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiwa lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi trò chơi kể về các hoạt động và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình. Nhóm nào kể được nhiều và chính xác nhóm đó giành chiến thắng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tích cực tham gia trò chơi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét 
- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 4.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân
a. Mục tiêu: 
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân trong gia đình. 
- Biết cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình. 
- Phân tích được những khó khăn của bản thân khi thể hiện trách nhiệm và khí giao tiếp, ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình để có cách khắc phục hiệu quả.
b. Nội dung: 
- Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.
- Thảo luận về cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.
- Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp, ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình.
c. Sản phẩm: trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS ghi ra những việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người than trong gia đình thông qua kĩ thuật động não viết, tham khảo gợi ý trong SGK, trang 34.
- Liên hệ thực tiễn với bản thân về việc thực hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thận trong gia đình.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, cùng nhau thảo luận
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trao đổi các đáp án.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và tổng kết về trách nhiệm của HS với người thân.
Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm và thảo luận cách ứng xử phủ hợp với các tỉnh huống giao tiếp khác nhau trong gia đình:
+ Nhóm 1: Khi người thân trong gia đình đạt thành công
+ Nhóm 2: Khi người thân gặp thất bại, khó khăn
+ Nhóm 3: Khi các thành viên trong gia đình gặp mâu thuẫn, xung đột
+ Nhóm 4: Khi gia đình gặp những biến cố.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và tổng kết về ảnh hưởng của các quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp, ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS viết những khó khăn của bản thân khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp, ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình ra mảnh giấy nhỏ và để vào Chiếc hộp bí mật ở trong lớp (HS ghi ra những khó khăn mà không cần phải ghi tên).
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Lấy các mảnh giấy có ghi các khó khăn để cùng trao đổi, thảo luận về cách khác phục những khó khăn đó.
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, chốt lại những bài học 
1. Tìm hiểu về trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân
a. Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình
+ Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân,
+ Cùng thực hiện các công việc gia đình như nấu cơm, dọn nhà, giặt quần áo,... 
+ Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình như việc mua sắm, tổ chức lễ kỉ niệm, đi du lịch, 
+ Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình: trồng rau, nuôi gà,
+ Chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, người thân,...
b. Thảo luận về cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình
+ Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công:
Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ 
Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ;
Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.
+ Khi người thân gặp những thất bại, khó khăn:
Hỏi thăm, động viên, chia sẻ;
Đồng cảm và thấu hiểu;
Giúp đỡ hết sức trong khả năng của mình.
+ Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đột:
Trò chuyện, lắng nghe để hiểu mọi người và mọi việc; 
Tìm cách hoá giải các mâu thuẫn, giải quyết xung đột một cách tế nhị,khéo léo;
Không nóng nảy, tranh cãi để mọi việc thêm căng thẳng.
+ Khi gia đình gặp những biến cố: 
Thể hiện sự bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người thân
Tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình trong khả năng của bản thân
Động viên, khích lệ mọi người cùng vượt qua những thử thách đó
c. Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp, ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình.
- Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương. Gia đình có vai trò quan trọng, định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công đất có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội. 
- Để xây dựng mái ấm gia đình, mỗi thành viên cần có trách nhiệm đối với bố mẹ và người thân trong gia đình của mình.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân
a. Mục tiêu: 
- Biết được ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
- Xác định được các loại kế hoạch tài chính cá nhân. 
- Có kĩ năng xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
b. Nội dung: 
- Thảo luận về kế hoạch tài chính của cá nhân
- Xác định các loại kế hoạch tài chính cá nhân
- Thảo luận cách xây dựng tài chính cá nhân
- Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
c. Sản phẩm: kế hoạch tài chính cá nhân
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Thảo luận về kế hoạch tài chính của cá nhân
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia nhóm và thảo luận về kế hoạch tài chính của bạn Trang theo gợi ý: 
+ Trang xác định đây là kế hoạch tài chính ngắn hạn có đúng không? Vì sao?
+ Mục tiêu có phù hợp với thời gian xác định không?
+ Cách thực hiện có khả thi không? 
+ Nguồn tiền để thực hiện mục tiêu có hợp lí không?
+ Những khó khăn, trở ngại nào có thể xảy ra và cách khắc phục để thực hiện được kế hoạch đúng thời hạn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và chia sẻ kế hoạch của mình.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Chia sẻ kết quả thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận.
Nhiệm vụ 2. Xác định các loại kế hoạch tài chính cá nhân
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Thảo luận cặp đôi về các loại kế hoạch tài chính cá nhân và nêu đặc điểm của các loại kế hoạch tài chính cá nhân.
Gợi ý: 
+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn 
+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn 
+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ, đưa ra ý kiến
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi đại diện một số HS Trao đổi kết quả thảo luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết .
Nhiệm vụ 3. Thảo luận cách xây dựng tài chính cá nhân
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Liên hệ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.
- Sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” để thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, tham khảo các bước gợi ý trong SGK, trang 36.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, chia sẻ theo sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát và hỗ trợ
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, tổng kết về cách xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bản thân.
Nhiệm vụ 4. Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm hiểu và trao đổi về các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả. Chia sẻ ưu, nhược điểm của các phương pháp, công cụ ấy. 
- Gợi ý:
+ Sử dụng những ứng dụng quản lí tài chính cá nhân; 
+ Lập bảng quản lí tài chính cá nhân bằng phần mềm Excel
+ Làm sổ thu – chi,...
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, chia sẻ theo sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát và hỗ trợ
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- HS hướng dẫn lẫn nhau cách sử dụng một số phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu.
- GV nhận xét, tổng kết về cách xây dựng kế hoạch chi tiêu.
1. Kế hoạch tài chính cá nhân
a. Thảo luận về kế hoạch tài chính của cá nhân
Ví dụ
b. Xác định các loại kế hoạch tài chính cá nhân
+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).
+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).
+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).
c. Cách xây dựng tài chính cá nhân
- Phân tích tình hình tài chính hiện tại
- Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được
- Xác định và phân bổ các khoản thu – chi
- Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết
- Lập bản kế hoạch chi tiêu hợp lí
d. Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
 - Sổ thu chi: mất thời gian kẻ bảng, cột; phải ghi chép bằng tay hằng ngày vào số nên cần mang theo sổ (bất tiện) hoặc ghi lại vào cuối ngày (có thể quên).
- Sử dụng phần mềm Excel: cần biết sử dụng máy tính và phần mềm này, nhiều công thức khó.
- Một số phần mềm quản lí tài chính cá nhân trên điện thoại di động như: ứng dụng Finhay, so thu chi Misa, phan mem PocketGuard, phan mem Money Helper, phần mềm quản lí chi tiêu Home Budget,... Các phần mềm này có nhiều tính năng, tiện ích, nhưng cần có điện thoại thông minh mới sử dụng được.
- Kết luận: Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp mỗi người tạo ra nguồn ngân sách cho bản thân, phân bố hợp lí nguồn lực tài chính nhằm tiết kiệm và đầu tư hiệu quả. Cho dù ở độ tuổi nào cũng cần lập kế hoạch tài chính cá nhân cho chính mình.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Thực hiện trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình
a. Mục tiêu: 
– Hiểu được trách nhiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
– Tham gia tích cực, trách nhiệm các hoạt động lao động trong gia đình.
b. Nội dung: 
- Chia sẻ những hoạt động lao động ở gia đình em và cách thức mọi người trong gia đình tham gia vào các hoạt động đó.
- Thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với bản thân và chia sẻ kết qủa thực hiện.
c. Sản phẩm: trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những hoạt động lao động ở gia đình em và cách thức mọi người trong gia đình tham gia vào các hoạt động đó.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm về các hoạt động lao động trong gia đình theo gợi ý:
+Những hoạt động trong sinh hoạt gia đình: đi chợ; nấu ăn; quét dọn nhà; sắp xếp đồ đạc trong gia đình; giặt quần áo; phơi quần áo; chăm sóc em nhỏ, ông bà;...
+ Những hoạt động góp phần phát triển kinh tế gia đình: 
Chăn nuôi: cho gia súc, gia cầm ăn, làm vệ sinh chuồng trại, thu hoạch sản phẩm
chăn nuôi (trứng gà, vịt, sữa bò,...),.. 
Trồng trọt: tưới nước, xới đất, bắt sâu, làm giàn cho các loại cây, rau leo, thu hoạch nông sản (hái chè tươi, hái hoa quả chín, hái rau,...),... 
Kinh doanh: bán hàng, giao hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm với bạn bè, người dân xung quanh khu sinh sống,...
Sản xuất: làm đồ thủ công (hàng mã, mây tre đan, đồ gốm,...), làm các loại bánh kẹo (bánh cốm, bánh hạt dẻ, mè xửng, kẹo dừa,...),...
- Yêu cầu HS chia sẻ cách thức mọi người trong gia đình tham gia vào các hoạt động đó. 
- Tổ chức cho HS tranh biện theo chủ đề “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" theo gợi ý:
+ Trách nhiệm của nữ giới, nam giới đối với các hoạt động lao động trong gia đình.
+ Những quan niệm khác nhau về vai trò của nam giới, nữ giới đối với các hoạt động lao động trong gia đình.
+ Quan niệm hiện nay về vai trò của các thành viên trong gia đình khi tham gia các hoạt động lao động.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét 
Nhiệm vụ 2. Thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với bản thân và chia sẻ kết qủa thực hiện.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Lựa chọn và thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với bản thân.
- Ghi lại quá trình và kết quả thực hiện (phát trực tiếp qua mạng xã hội, ghi lại video, hình ảnh,...) để chia sẻ với các bạn.
- Bày tỏ cảm xúc của bản thân và các thành viên trong gia đình khi em thực hiện những hoạt động đó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết: Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình là trách nhiệm không phải của riêng ai. Việc tham gia các hoạt động lao động trong gia đình sẽ giúp gắn kết các thành viên và góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Hoạt động 4: Thực hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân
a. Mục tiêu: 
- Thực hiện được những việc làm, hành động thể hiện được trách nhiệm với bố mẹ, người thân trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau.
- Biết trận trọng giá trị gia đình.
b. Nội dung: 
- Đóng vai xử lí tình huống để thể hiện trách nhiệm của bản thân với các thành viên trong gia đình.
- Thể hiện trách nhiệm của em với bố mẹ, người thân trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau.
- Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm với bố mẹ người thân và cảm xúc của em cũng như các thành viên trong gia đình em khi em thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mọi người.
c. Sản phẩm: trách nhiệm của bản thân với bố mẹ, người thân
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Đóng vai xử lí tình huống để thể hiện trách nhiệm của bản thân với các thành viên trong gia đình.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia nhóm thảo luận về cách xử lí các tình huống.
Tình huống 1: Ông của Hưng bị ốm nhưng bố mẹ Hưng đã hết ngày nghỉ phép. Bố mẹ chưa tìm được người hỗ trợ chăm sóc ông và giúp đỡ việc nhà.
Tình huống 2: Em trai Hoà mới chuyển cấp nên chưa có phương pháp học tập hiệu quả.
Tình huống 3: Mẹ của Xuân kinh doanh cửa hàng ăn uống. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc không thuận lợi. Mẹ rất lo lắng và căng thẳng.
Tình huống 4: Gia đình em chuẩn bị tổ chức lễ thượng thọ cho bà
Tình huống 5: Em đi học về muộn nhưng không thấy bố mẹ đâu, chưa có ai nấu cơm tối
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các nhóm HS đóng vai để thể hiện cách xử lí trong tình huống đó. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
– GV và các bạn nhận xét, trao đổi về cách xử lí tình huống của mỗi nhóm.
Nhiệm vụ 2. Thể hiện trách nhiệm của em với bố mẹ, người thân trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Trao đổi về trách nhiệm của em với bố mẹ, người thân trong các chất bảng sau 
+ Khi bố mẹ, người thân gặp vấn đề về sức khỏe
+ Khi bố mẹ, người thân có chuyển vai hoặc chuyện buồn 
+ Khi bố mẹ, người thân gặp khó khăn
- Thảo luận về cách em sẽ làm để thể hiện trách nhiệm của mình trong các tỉnh huống đó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận trao đổi trách nhiệm về các tình huống.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS đóng vai và xử lí tình huống
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
Nhiệm vụ 3 Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm với bố mẹ người thân và cảm xúc của em cũng như các thành viên trong gia đình em khi em thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mọi người.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia sẻ trong nhóm về những việc em đi làm thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân.
- Diễn tả cảm xúc của em và các thành viên trong gia đình khi em thực hiện những công việc đó. 
- Trao đổi những giá trị em thu nhận được từ các công việc em thực hiện.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS đứng lên chia sẻ trách nhiệm và việc làm của bản thân với người thân trong gia đình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận: Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ các thành viên trong gia đạo là những hành động thiết thực thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với người thân của mình.
Hoạt động 5: Rèn luyện giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình
a. Mục tiêu: 
- Biết cách giao tiếp, ứng xử trong gia đình 
- Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình
b. Nội dung: 
- Rèn luyện giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình.
- Chia sẻ với thầy cô và các bạn những tình huống mà em ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình.
c. Sản phẩm: kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Rèn luyện giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia nhóm, đóng vai xử lí tình huống giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình.
+ Nhóm 1- Tình huống 1: Chị gái em rất buồn vì kế hoạch khởi nghiệp của chị gặp nhiều khó khăn. Chị ở trong phòng cả ngày và không muốn nói chuyện với ai.
+ Nhóm 2 - Tình huống 2: Mấy ngày nay, bố mẹ bất đồng quan điểm về việc chọn nghề của anh trai em khiến bầu không khí trong gia đình không được vui.
+ Nhóm 3 - Tình huống 3: Mẹ không đồng ý việc em chơi thân với bạn khác giới nên hay can thiệp vào các mối quan hệ bạn bè của em.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và đóng vai xử lí tình huống
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình
+ Tình huống 1: hỏi chị về kế hoạch khởi nghiệp, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn mà chị gặp phải, hiểu tâm trạng buồn của chị, làm một số việc khiến chị vui hơn (tuỳ sở thích của chị để thực hiện, ví dụ nấu cho chị món chị thích ăn, cùng chị nghe những bản nhạc chị thích, rủ chị cùng đi dã ngoại,...), chia điểm cá nhân, ý tưởng của bản thân để đóng góp cho kế hoạch của chị nếu có thể,....
+ Tình huống 2: tìm ra hoạt động chung để cả gia đình cùng tham gia, trò chuyện riêng với bố và mẹ để nói lên suy nghĩ của bản thân, giúp bố mẹ binh tĩnh hơn, cùng anh trai tìm kiếm thông tin về ngành nghề mà anh muốn chọn, trao đổi với bố mẹ để bố mẹ hiểu hơn về lựa chọn của anh,...
+ Tình huống 3: thẳng thắn chia sẻ quan điểm cá nhân về các mối quan hệ bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới, tạo niềm tin đối với mẹ bằng cách học tập tốt, giới thiệu cả nhóm bạn (cả bạn nữ và nam) với bố mẹ để thể hiện mối quan hệ bạn bè trong sáng, hạn chế đi riêng với một bạn nam để mẹ không lo lắng,
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét 
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ với thầy cô và các bạn những tình huống mà em ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS:
- Kể lại những tình huống thể hiện sự ứng xử khéo léo, phù hợp của em trong gia đình.
- Diễn tả cảm xúc của em và những người thân trong tình huống đó. 
- Chia sẻ những kinh nghiệm em rút ra được từ các tình huống giao tiếp, ứng trong gia đình.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết: Gia đình là nơi cho mỗi chúng ta sự sẻ chia khi có những niềm vui, nỗi buồn. Hãy luôn rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình để mỗi thành viên luôn cảm nhận được sự bình an, ấm áp trong vòng tay của những người thân yêu.
Hoạt động 6: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
a. Mục tiêu: 
- Lựa chọn được mục tiêu tài chính cá nhân phù hợp.
- Xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu. 
- Thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả kế hoạch tài chính cá nhân đã xây dựng.
b. Nội dung: 
- Lựa chọn một mục tiêu tài chính cá nhân và xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu đó.
- Chia sẻ kế hoạch tài chính cá nhân.
- Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân và đánh giá kết quả.
c. Sản phẩm: kế hoạch tài chính cá nhân
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Lựa chọn một mục tiêu tài chính cá nhân và xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu đó
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS lựa chọn một mục tiêu tài chính cá nhân thiết thực (mua xe đạp, mua máy vi tính, học thêm tiếng Anh,...).
- Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu theo gợi ý:
+ Mục tiêu của kế hoạch; 
+ Nội dung thực hiện;
+ Cách thức thực hiện;
+ Thời gian thực hiện.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn một mục tiêu tài chính cá nhân thiết thực
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày kế hoạch của mình.
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và đánh giá kế hoạch của HS.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ kế hoạch tài chính cá nhân.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ kế hoạch tài chính cá nhân với thầy cô, các bạn và người thân.
- Hướng dẫn HS trao đổi về các kế hoạch tài chính cá nhân đã xây dựng. 
- Góp ý với HS để hoàn thiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi để chia sẻ về kế hoạch tài chính của mình.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS chia sẻ kế hoạch tài chính cá nhân với thầy cô, các bạn và người thân
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết.
Nhiệm vụ 3 Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân và đánh giá kết quả.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ: HS thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã xây dựng.
- Cùng HS đánh giá và chia sẻ kết quả thực hiện sau một tháng. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đánh giá và chia sẻ kết quả thực hiện sau một tháng
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân sau một tháng thực hiện kế hoạch.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận: Để xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả, cần xác định mục tiêu tài chính phù hợp, lựa chọn nội dung và cách thức thực hiện vừa sức với bản thân mỗi người.
Hoạt động 7: Tham gia hoạt động phát triển kinh tế gia đình
a. Mục tiêu: 
– Đề xuất được các biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
– Thực hiện các biện pháp đã đề xuất một cách có trách nhiệm. 
– Trung thực trong việc chia sẻ các kết quả thực hiện biện pháp.
b. Nội dung: 
- Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình mà em có thể tham gia.
- Chia sẻ với người thân về các biện pháp đề xuất
- Thực hiện một số việc làm để phát triển kinh tế gia đình và chia sẻ kết quả đạt được
c. Sản phẩm: hoạt động phát triển kinh tế gia đình
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình mà em có thể tham gia.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV định hướng HS phân tích ví dụ trong SGK, trang 40.
+ Biện pháp Hương chọn: làm bánh để bán cho bạn bè, người thân, hàng xóm. 
+ Lí do: Hương làm bánh ngon, biết làm nhiều loại bánh, mọi người thích ăn bánh do Hương làm.
+ Xác định thời gian thực hiện: vào dịp cuối tuần, không ảnh hưởng đến việc học tập. 
- Chia lớp thành các nhóm, thảo luận để đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình phù hợp và vừa sức.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công
GV nhắc HS những điều cần lưu ý khi đề xuất biện pháp phát triển kinh tế gia đình: 
+ Biện pháp phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện thực tế của gia đình, không ảnh hưởng đến thời gian, nhiệm vụ học tập của HS.
+ Biện pháp phù hợp với nhu cầu của địa phương, xã hội, của nhóm đối tượng mà HS xác định sẽ hướng tới.
+ Biện pháp đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, quy định chung của khu dân cư.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Trao đổi về những việc cần làm để thực hiện các biện pháp đó.
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét 
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ với người thân về các biện pháp đề xuất
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trao đổi với người thân về các biện pháp đã đề xuất.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn biện pháp phù hợp và xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện biện pháp. 
- HS cần chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp, tìm kiếm sự hỗ trợ của bố mẹ và thuyết phục mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS chua sẻ về các biện pháp đó.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, kết luận.
Nhiệm vụ 3. Thực hiện một số việc làm để phát triển kinh tế gia đình và chia sẻ kết quả đạt được
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giao nhiệm vụ; HS thực hiện biện pháp phù hợp, vừa sức với kế hoạch đã xây dựng. 
- Yêu cầu HS ghi lại kết quả để chia sẻ với các bạn. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và ghi lại kết quả để chia sẻ với bạn
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trao đổi kết quả và kinh nghiệm tham gia phát triển kinh tế gia đình sau một tháng thực hiện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và kết luận: Mỗi chúng ta đều có thể tham gia phát triển kinh tế gia đình thông qua việc lựa chọn những hoạt động phù hợp và vừa sức với bản thân.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: 
- Thiết kế và tổ chức thực hiện được hoạt động để kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
- Biết trân trọng hạnh phúc gia đình.
- HS rèn luyện được khả năng tự nhận xét, đánh giá bản thân sau các hoạt động. 
- HS đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong chủ để và sự tham gia của bản thân trong các hoạt động học tập.
b. Nội dung: 
- Thiết kế và thực hiện hoạt động kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
- Đánh giá cuối chủ đề
c. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Thiết kế và thực hiện hoạt động kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS:
- Mỗi HS lựa chọn một ngày kỉ niệm hoặc một dịp đặc biệt với các thành viên trong gia đình như: sinh nhật, kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ, ngày Tết... 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân: lên kế hoạch thực hiện những hoạt động cho ngày kỉ niệm hoặc dịp đặc biệt đó (Các thành viên trong gia đình sẽ làm gì cùng nhau, ở đầu, khi não,...).
- HS xác định và chuẩn bị nguồn lực cần thiết để thực hiện hoạt động: cần sự hỗ trợ của ai, cần chuẩn bị kinh phi bao nhiêu,...
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– Cùng các thành viên trong gia đình thực hiện hoạt động như kế hoạch đã xây dựng. 
– Ghi lại (bằng hình ảnh, video, bài viết,...) để làm kỉ niệm và chia sẻ cùng mọi người.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề: Tình yêu thương và trách nhiệm với các thành viên trong gia đình sẽ cho mỗi người sự sáng tạo để thiết kế và thực hiện hoạt động kết nối yêu thương trong gia đình. Hãy trấn trọng từng giây phút ở bên những người thân yêu. Đó là những kỉ niệm và hành trang ta mang theo trong suốt cuộc đời.
Nhiệm vụ 2. Đánh giá cuối chủ đề
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá:
STT
Nhiệm vụ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
Thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân thông qua các hành động quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong gia đình.
2
Thể hiện cách ứng xử phù hợp trong một số hoàn cảnh khác nhau ở gia đình.
3
Xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
4
Xác định và thực hiện được các hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với khả năng của bản thân và hoàn cảnh thực tế của gia đình.
5
Đề xuất và thực hiện được một số biện pháp, việc làm cụ thể góp phần phát triển kinh tế gia đình.
- Đánh giá mực độ tham gia của em vào các hoạt động của chủ đề
Rất tích cực
Tích cực
Chưa tích cực
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đánh giá kết qủa
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS báo cáo kết quả đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết chủ đề.
*Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bài tập được giao
Rèn luyện các kĩ năng đã được học
Xem trước nội dung chủ đề 5.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_10_canh_dieu.docx