Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng
Ngày soạn: // Ngày dạy: // CHỦ ĐỀ 5. THAM GIA XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Thực hiện được các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội. Tham gia một số hoạt động cộng đồng phù hợp và đánh giá được kết quả hoạt động phát triển cộng đồng. Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia. Thực hiện tốt nội quy, quy định của cộng đồng. Lập và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hoá ứng xử nơi công cộng. 2. Năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. Năng lực riêng: Thể hiện qua việc kết nối, mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội. Giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình thực hiện các hoạt động xây đựng cộng đồng. Thiết kế và thực hiện hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về văn hoá ứng xử nơi công cộng 3. Phẩm chất: Trách nhiệm: Thể hiện ở việc quan tâm và tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia. Nhân ái: Tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với bản thân và mang lại những giá trị nhân văn cho cộng đông. Trung thực: Thể hiện trong đánh giá chính xác kết quả hoạt động phát triển cộngđồng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Thu thập thông tin về các hoạt động cộng đồng tại địa phương Khái quát các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển công đồng. Tìm hiểu các nội dung và hình thức tuyên truyền về văn hoá Ứng Xử nơi công cộng 2. Đối với học sinh Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng tại địa phương Tìm hiễu những tấm gương tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng Suy nghĩ về các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động xã hội. Xây dựng những tình huống về văn hoá ứng Xử nơi công cộng. Sưu tầm các hình thức tuyên truyền về văn hoá và yên hoá ứng xử nơi cộng đồng Dự kiến kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ 1.1 Tọa đàm về vai trò của thanh niên với cộng đồng Đại diện các lớp bày tỏ quan điểm về trai trò của thanh niên với cộng đồng Chia sẻ những tấm gượng tham gia hoạt động cộng đồng ở địa phương và những bài học rút ra từ những tấm gương đó. 1.2. Chía sẻ ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương Kể tên các hoạt động xã hội tại địa phương. Chia sẻ những hoạt động em đã tham gia và ý nghĩa của việc tham gia đó. Thảo luận về những cách thức để thu hút mọi người tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. 1.3. Trao đối về các hoạt động kết nối cộng đồng với nhà trường Đại diện Ban giám hiệu (hoặc Bí thư Đoàn Thanh niên) chia sẻ về các hoạt động kết nối cộng đồng với nhà trường từ trước tới nay. Giao lưu khách mời đại điện cho tổ chức cộng đồng đã có sự kết nối với nhà trường. Chia sẻ ý nghĩa của các hoạt động đó và đề xuất các biện pháp để sự kết nối cộng Đồng với nhà trường được thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn. 1.4. Trao đổi về văn hoá ứng xử nơi công cộng Chuẩn bị các tiểu phẩm về văn hoá ứng xử nơi công cộng và trình diễn các phẩm đó. Cùng trao đổi về nội đung tiểu phẩm để nêu gương các hành động văn hoá công cộng và phê phán, lên án các hành động thiêu văn hoá nơi công cộng. 2. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP 2.1 Giới thiệu những tắm gương tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng Chia sẻ về những tấm gương tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng mà em ấn tượng trong thời gian qua theo gợi ý: Đó là ai? Họ đã có những đóng góp gì cho cộng đồng? Em học được gì từ những tắm gương đó? 2.2 Chia sẻ những kỉ Hiệm khi tham gia hoạt động cộng đẳng Kể về những hoạt động cộng đồng em đã tham gia. Chia sẻ những kỉ niệm khi tham gia hoạt động đó. Những kinh nghiệm rút ra sau khi tham gia hoạt động cộng đồng. 2.3 Trao đổi kinh nghiệm tham gia các hoạt động xã hội Các thành viên trong lớp chia sẻ về các hoạt động xã hội đã tham gia: Tên hoạt động; Thời gian tham gia Kết quả đạt được Những thuận lợi, khó khăn gặp phải khi tham gia hoạt động và cách khắc phục. Những kinh nghiệm rút ra sau khi tham gia các hoạt động xã hội Lắng nghe và chia sẻ cùng khách mời có kinh nghiệm trong tham gia các hoạt động xã hội. 3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video “Hành động tháng thanh niên tham gia hoạt động cộng đồng” (0:32 -> 2:00) - GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã từng tham gia các hoạt động cộng đồng nào? Sau khi tham gia em cảm thấy như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung chủ đề 5. Tham gia xây dựng cộng đồng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu hoạt động cộng đồng a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: Biết được các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương. Phân tích được ý nghĩa của các hoạt động đó đối với cá nhân và cộng đồng. Nhận diện được những biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hỗ trợ những người cùng tham gia các hoạt động một cách trách nhiệm và hiệu quả. b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS: Tìm hiểu và chia sẻ các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương Trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng với cá nhân và cộng đồng Chia sẻ những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia. c. Sản phẩm: HS nắm được kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và chia sẻ các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu mỗi HS viết ra giấy các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương theo gợi ý: Tên hoạt động Nội dung của hoạt động Đối tượng hướng tới Đơn vị đứng ra tổ chức hoạt động Thời gian diễn ra hoạt động Kết quả đạt được. - Sau khi ghi ra giấy, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ về các hoạt động cộng đồng đã liệt kê được ra giấy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nhớ lại và ghi ra giấy các hoạt động cộng đồng ở địa phương. - HS hoạt động theo nhóm và chia sẻ lẫn nhau về các hoạt động cộng đồng đó. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS đứng dậy chia sẻ kết quả ghi được trước lớp. - GV mời một số HS khác đứng dậy bổ sung thêm các hoạt động cộng đồng khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nhiệm vụ mới. *Nhiệm vụ 2. Trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng với cá nhân và cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm (3 – 5 HS) về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng diễn ra ở địa phương theo gợi ý: Hoạt động đó có ý nghĩa gì với cá nhân? Hoạt động đó có ý nghĩa gì với cộng đồng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, đưa ra ý kiến, chia sẻ. - GV quan sát HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS đứng dậy trả lời trước lớp (1 HS trả lời ý nghĩa đối với cá nhân, 1 HS trả lời ý nghĩa đối với cộng đồng). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang nhiệm vụ mới. *Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hình thức Khăn trải bàn, cùng nhau đóng góp ý kiến, tổng kết lại về những hoạt động cộng đồng mà bản thân có thể tham gia. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến, thống nhất lại các hoạt động cộng đồng mà cả nhóm có thể tham gia. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận hoạt động 1. 1. Tìm hiểu hoạt động cộng đồng * Các hoạt động cộng đồng diễn ra tại địa phương - Quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. - Hỏi thăm và giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, người già neo đơn. - Trang trí khu vực dân cư nơi mình sinh sống... * Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng với cá nhân và cộng đồng - Đối với cá nhân: Hình thành và phát triển các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề... Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm. Nâng cao được giá trị của bản thân... - Đối với cộng đồng: Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Xây dựng được các công trình của thanh niên phục vụ cộng đồng. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng... Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng.... * Những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia (hs liên hệ bản thân và chia sẻ trong nhóm) => Kết luận: Các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng và xã hội, đồng thời mang lại cho mỗi cá nhân rất nhiều lợi ích. Hãy tham gia hoạt động cộng đồng vừa sức để hoàn thiện phẩm chất và năng lực của bản thân, đồng thời có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của xã hội. Hoạt động 2. Xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia. a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: HS nhận diện được những biêu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia. Qua đó đối chiếu với những việc bản thân đã làm được để tự đánh giá và điều chỉnh bản thân. b. Nội dung: GV tổ chức lần xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia. c. Sản phẩm: HS nêu ra được các biểu hiện cụ thể của người có tính trách nhiệm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 6 HS, yêu cầu các nhóm thảo luận về tình huống SGK, trang 44 chỉ ra những biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia. Tình huống: “Là thành viên của Câu lạc bộ “Bảo vệ hành tỉnh xanh”, Linh luôn có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất. Một trong những hoạt động mà Linh tham gia là thu gom pin đã qua sử dụng và chuyên đến các điểm thu gom pin cũ gần nơi sinh sống, để rác thải độc hại này được xử lí đúng cách, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Linh thuyết phục mọi người ở khu dân cư cùng thực hiện thu gom pin cũ với thông điệp " Không vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác”. Những hộ gia đình ở xa nơi thu gom pin cũ, các bạn trong Câu lạc bộ đến tận nơi để thu gom và chuyển đến địa điểm tập kết.” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm đứng dậy chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nhiệm vụ mới. *Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS chia sẻ về việc em đã làm thể hiện trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang hoạt động mới. 2. Xác định biểu hiện của người có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia *Biểu hiện người có trách nhiệm thông qua tình huống: - Biểu hiện có trách nhiệm của bạn Linh: Chủ động tham gia hoạt động vì cộng đồng: Tham gia Câu lạc bộ “Bảo vệ hành tinh xanh”. Thực hiện nhiệm vụ thu gom pin đã qua sử dụng Thuyết phục mọi người ở khu dân cư cùng thực hiện. Đến tận nhà các hộ gia đình ở xa nơi tập kết để trực tiếp thu gom. *Những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ mọi người cùng tham gia Gợi ý: - Quan tâm tìm hiểu các hoạt động cộng đồng. - Chủ động tham gia các hoạt động phù hợp, vừa sức. - Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Hỗ trợ tích cực những người cùng tham gia hoạt động. Hoạt động 3. Tìm hiểu biện pháp mở rộng các mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: Phân tích vai trò của các tổ chức, cá nhân, nhóm có thể tham gia hoạt động xã hội. Đề xuất được các biện pháp mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS thực hiện: Tìm hiểu các cá nhân, tổ chức, nhóm có thể tham gia hoạt động xã hội. Tìm ra các biện pháp mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội. c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ, hình thành kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các cá nhân, tổ chức, nhóm có thể tham gia hoạt động xã hội Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật động não cho HS kể tên các tổ chức, cá nhân, nhóm có thể tham gia các hoạt động xã hội. - Sau khi HS suy nghĩ, GV ghi tên các tổ chức, cá nhân, nhóm mà HS đã nêu lên bảng để cả lớp cùng quan sát. - GV yêu cầu HS trao đổi về vai trò của các tổ chức, cá nhân, nhóm khi tham gia các hoạt động xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, động não suy nghĩ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đứng dậy trình bày, GV ghi lên bảng. - GV mời HS đứng dậy nêu vai trò của các tổ chức, cá nhân, nhóm khi tham gia các hoạt động xã hội. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nhiệm vụ mới. *Nhiệm vụ 2. Tìm ra các biện pháp mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận đề xuất biện pháp nhằm mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra các biện pháp cụ thể. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV khuyến khích HS liên hệ thực tiễn ở địa phương về thực hiện các biện pháp đã đề xuất. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các tổ chức, cá nhân, nhóm đều có những vai trò quan trọng và đóng góp thiết thực cho các hoạt động xã hội. Để các hoạt động này thu hút được kết quả tốt đẹp và có sự lan tỏa rộng rãi thì cần chý ý thực hiện những biện pháp mở rộng quan hệ trong cộng đồng cũng như là thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội một cách phù hợp. 3. Tìm hiểu biện pháp mở rộng các mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội * Các cá nhân, tổ chức, nhóm có thể tham gia hoạt động xã hội + Hội liên hiệp phụ nữ + Hội nông dân + Hội khuyến học + Đoàn viên thanh niên + Nhà hảo tâm, doanh nghiệp + . => Vai trò của các cá nhân, nhóm, tổ chức khi tham gia hoạt động xã hội góp phần giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, có những việc làm cụ thể thúc đẩy địa phương ngày tốt đẹp hơn. *Các biện pháp mở rộng mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội - Biện pháp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng: + Tham gia câu lạc bộ cộng đồng, phát động phong trào cộng đồng. + Thiết lập quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng. + Thiết lập mạng lưới cộng đồng kết nối trên không gian mạng - Biện pháp thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội: + Đề xuất nội dung hoạt động phong phú, thiết thực. + Đưa ra hình thức hoạt động đã dạng cho hoạt động xã hội trở nên hứng thú hơn. + Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí. + Nêu gương về hoạt động xã hội để thu hút cộng đồng cùng tham gia. + Tuyên truyền về lợi ích khi tham gia hoạt động. Hoạt động 4. Xác định nội dung và hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: Hiểu được về văn hoá ứng xử nơi công cộng. Xác định được những nội dung cần tuyên truyền về văn hoá ứng xử nơi công cộng. Đề xuất được những hình thức tuyên truyền về văn hoá ứng xử nơi công cộng hiệu quả. Có ý thức thực hiện những hành vi, thói quen hành vi thể hiện văn hoá ứng xử nơi công cộng.. b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS thực hiện: Xác định nội dung và hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng Chia sẻ các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng. c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ, hình thành kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Xác định nội dung và hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân tích các ví dụ sgk, trang 46: - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận nhóm để xác định những nội dung cần tuyên truyền và Văn hoá ứng xử nơi công cộng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV phân tích, tiếp nhận nhiệm vụ, động não suy nghĩ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày trước lớp - GV yêu cầu HS liên hệ việc thực hiện những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa ở địa phương, khu dân cư nơi em sống. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nhiệm vụ mới. *Nhiệm vụ 2. Chia sẻ các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nêu các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về văn hoá ứng Xử nơi công cộng theo gợi ý: + Có những hình thức tuyên truyền nào? + Cách thực hiện các hình thức tuyên truyền đó? + Hình thức đó đã và đang được thực hiện trong cộng đồng như thế nào? + Ý nghĩa mà các hình thức đó mang lại cho việc tuyên truyền trong cộng đồng vì văn hoá ứng xử nơi công cộng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày trước lớp. - GV tổng hợp các hình thức tuyên truyền mà HS đã kể ra được. Bồ sung thêm các cách khác để HS biết thêm và có thêm lựa chọn khi thực hiện kế hoạch tuyên truyền. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. 4. Xác định nội dung và hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng * Nội dung và hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng - GV gợi ý: + Những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa + Những hành vi giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa và hậu quả của nó đối với cá nhân, xã hội. + Những nội quy, quy định của cộng đồng, địa phương, khu dân cư. *Các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng. - Tiểu phẩm - Tranh ảnh - Tờ rơi - Phát thanh - Mạng xã hội - => Kết luận: Tuyên truyền trong cộng đồng về văn hoá ứng xử nơi công cộng sở giúp cho mọi người cùng có nhận thức đúng về văn hoá ứng xử nơi công cộng, từ đó mỗi người sẽ tạo lập hành vị và thói quen hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá nơi công cộng. Hoạt động 5. Thực hành mở rộng các mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: Biết được cách vận động, thu hút các thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động xã hội. Có kĩ năng vận động, thu hút các thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động xã hội ở địa phương. b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS thực hiện: Vận động, thu hút thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động xã hội. Chia sẻ các em hỗ trợ những người cùng tham gia hoạt động xã hội trong các tình huống. c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ, hình thành kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Vận động, thu hút thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động xã hội Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận về cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong các tình huống ở sgk trang 47: - GV đưa ra thêm tình huống cho HS trao đổi, thảo luận: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, lựa chọn đối tượng vận động, ghi cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội ra giấy A0. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đóng vai thể hiện cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, rút ra các kết luận cần thiết. *Nhiệm vụ 2. Xử lí tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS viết ra giấy những việc làm đã thực hiện để hỗ trợ những người cùng tham gia và chia sẻ với các bạn. - GV quay lại 2 tình huống ở nhiệm vụ 1, yêu cầu HS đưa ra những việc HS có thể làm để hỗ trợ mọi người cùng tham gia trong các tình huống đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra những việc HS có thể làm để hỗ trợ mọi người cùng tham gia trong hoạt động xã hội, cộng đồng. - HS liên hệ vào hai tình huống ở nhiệm vụ 1 để đưa ra việc làm cụ thể. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày trước lớp. - GV tổng hợp các ý kiến của HS. Bồ sung thêm các việc làm khác, giúp HS định hướng rèn luyện trong thời gian tới. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Để vận động thu hút các thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động xã hội, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức hoạt động và vai trò của các lực lượng tham gia một cách cụ thể thì mới mang lại hiệu quả cao. 5. Thực hành mở rộng các mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia hoạt động xã hội * Vận động, thu hút thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động xã hội (HS thực hành chia sẻ và đóng vai) *Cách hỗ trợ những người cùng tham gia hoạt động xã hội - Tình huống 1: + Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin. + Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển. + Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động. - Tình huống 2: + Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian, phân công nhiệm vụ, đồ dùng cần chuẩn bị, gửi kế hoạch cho tất cả thành viên tham gia. + Nhắc mọi người trước ngày thực hiện về thời gian, trang phục, dụng cụ lao động + Cùng nhau thực hiện, động viên tinh thần lẫn nhau. Hoạt động 6. Thực hiện nội quy, quy định của cộng đồng a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: Nhận thức được hành vi tốt và hành vi chưa tốt theo nội quy, quy định của cộng đồng. Đề xuất được các biện pháp để thực hiện tốt nội quy, quy định của cộng đồng và có ý thức thực hiện các biện pháp đó trong thực tiễn. b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS thực hiện: Chia sẻ những việc em đã thực hiện tốt và chưa tốt theo nội quy, quy định của cộng đồng. Xác định nguyên nhân trong việc thực hiện chưa tốt nội quy, quy định của cộng đồng và đề xuất biện pháp để thực hiện tốt hơn. c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ, hình thành kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những việc em đã thực hiện tốt và chưa tốt theo nội quy, quy định của cộng đồng. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thảo luận theo nội dung: + Chia sẻ về những việc đã thực hiện tốt và chưa tốt theo nội quy, quy định của cộng đồng. + Trao đổi về ý nghĩa của những việc làm đã thực hiện tốt và hậu quả của những việc thực hiện chưa tốt đối với cá nhân và cộng đồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, bắt cặp với bạn bên cạnh, trao đổi và chia sẻ lẫn nhau. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, rút ra các kết luận cần thiết. *Nhiệm vụ 2. Xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Từ sự chia sẻ về những việc thực hiện chưa tốt nội quy, quy định của cộng đồng, mỗi cá nhân suy nghĩ về nguyên nhân dẫn đến điều đó và trao đổi trong nhóm theo gợi ý: + Nguyên nhân chủ quan + Nguyên nhân khách quan - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, thảo luận đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt nội quy, quy định của cộng đồng: + Biện pháp từ phía cá nhân + Biện pháp từ phía gia đình + Biện pháp từ phía nhà trường + Biện pháp từ phía xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơn. - GV quan sát quá trình HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày trước lớp. - GV tổng hợp các ý kiến của HS. Bồ sung thêm các biện pháp khác, giúp HS định hướng rèn luyện trong thời gian tới. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. 6. Thực hiện nội quy, quy định của cộng đồng * Những việc em đã thực hiện tốt và chưa tốt theo nội quy, quy định của cộng đồng Gợi ý: - Việc em đã làm tốt: + Nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những đối tượng ưu tiên. + Xếp hàng nơi công cộng. + Lịch sự trong giao tiếp với mọi người - Việc em chưa làm tốt: + Đôi khi còn vứt rác chưa đúng nơi quy định. + Đôi lúc vui quá nói to, cười lớn nơi công cộng. + . * Xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp Gợi ý: - Việc đôi khi còn vứt rác chưa đúng quy định - Nguyên nhân: + Do vội chưa tìm được thùng rác. + Do ham vui, sau khi đứng dậy quên không bỏ rác vào thùng. - Biện pháp: + Nhờ bạn bè, người đi cùng nhắc nhở. + Học cách quan sát kĩ cung đường và nơi mình thường xuyên đi qua xem vị trí nào có thùng rác. - Kết quả: không còn tình trạng vứt rác bừa bãi nữa. => Kết luận: Trong thực tế, mỗi cá nhân đều có thể có những hành vi tốt hoặc chưa tốt theo nội quy, quy định của cộng đồng vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Nếu mỗi chúng ta luôn có nhận thức đúng, có thái độ cảm xúc tích cực về các nội quy, quy định của cộng đồng thì sẽ luôn thể hiện những hành vi phù hợp với các nội quy, quy định đó. Hoạt động 7. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: Chỉ ra được ý nghĩa của việc tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng Xây dựng được kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng. Thực hiện việc tuyên truyền theo kế hoạch đã xây dựng một cách có trách nhiệm và hiệu quả. b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS thực hiện: Lập kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng Thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng. c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ, hình thành kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Lập kế hoạch tuyên truyền Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để: + Xác định chủ thể của kế hoạch tuyên truyền + Lựa chọn hình thực tuyên truyền phù hợp: xây dựng và trình diễn tiểu phẩm; vẽ tranh; chụp ảnh và tổ chức triển lãm; thiết kế và phát tờ rơi + Xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo gợi ý: Mục tiêu tuyên truyền Đối tượng tuyên truyền Nội dung tuyên truyền Người thực hiện Thời gian, địa điểm Kết quả dự kiến Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, xây dựng kế hoạch. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV mời các nhóm khác góp ý để hoàn thiện kế hoạch. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, rút ra các kết luận cần thiết. *Nhiệm vụ 2. Thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Từ kế hoạch xây dựng, GV nhắc HS: + Cần lựa chọn thời điểm hợp lí. + Ghi lại các video, hình ảnh, thu thập các thông tin phản hồi về thực hiện kế hoạch tuyên truyền. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện kế hoạch tuyên truyền Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GVmời HS chia sẻ kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch tuyên truyền. - GV cho HS trao đổi về những cảm xúc, bài học kinh nghiệm rút ra được từ việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. 7. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng *Lập kế hoạch tuyên truyền Gợi ý: *Thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng (HS thực hiện và chia sẻ) => Kết luận: Để tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng đạt kết quả tốt, chúng ta cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền một các khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở xác định rõ hình thức, mục tiêu, đối tượng, nội dung tuyên truyền cũng như người thực hiện, địa điểm, thời gian và kết quả mong đợi. Sau mỗi hoạt động tuyên truyền, cần thu thập các thông tin phản hồi làm căn cứ tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động tiếp theo. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG Hoạt động 8. Tham gia hoạt động cộng đồng a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: Phân tích được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương Tham gia các hoạt động cộng đồng một cách tích cực và có trách nhiệm Đánh giá được kết quả tham gia các hoạt động cộng đồng. b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS thực hiện: Lựa chọn, tham gia một hoạt động cộng đồng ở địa phương Chia sẻ kết quả thực hiện Đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng đồng Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động cộng đồng. c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ, hình thành kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1. Lập kế hoạch tuyên truyền Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm HS lựa chọn một hoạt động cộng đồng ở địa phương vừa sức với bản thân và có ý nghĩa để thực hiện. - GV đưa ra gợi ý: Mục tiêu hoạt động Đối tượng hoạt động Cách thức tiến hành Người thực hiện Thời gian, địa điểm Kết quả mong đợi Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện hoạt động cộng đồng theo kế hoạch đã xây dựng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhắc nhở HS: + Trong quá trình thực hiện cần lựa chọn một số biện pháp đã đề xuất để mở rộng các mối quan hệ và vận động, thu hút người thân, bạn bè, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cộng đồng. + HS cần thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia hoạt động. - GV nhắc HS ghi lại hình ảnh, videovề việc tham gia hoạt động cộng đồng để chia sẻ với các bạn trong lớp vào tuần kế tiếp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chuyển sang nhiệm vụ mới. *Nhiệm vụ 2. Chia sẻ kết quả thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động cộng đồng theo gợi ý: + Những việc em đã thực hiện + Vai trò, trách nhiệm của em trong việc thực hiện các hoạt động chung. + Những tổ chức, cá nhân mà em đã thiết lập được mối quan hệ và thuyết phục họ cùng tham gia các hoạt động xã hội. + Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động cộng đồng. + Những thận lợi, khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động cộng đồng + Kết quả đạt được + Những giá trị, kinh nghiệm em thu nhận được sau khi tham gia hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại hoạt động cộng đồng mình đã tham gia, chia sẻ với các bạn theo gợi ý GV đã đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. *Nhiệm vụ 3. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng đồng đã tham gia để các cá nhân tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. + Tính hiệu quả của hoạt động: Hoạt động đã mang lại những thay đổi tích cực, những giá trị tốt đẹp gì cho cá nhân và cộng đồng? + Tính phù hợp của hoạt động: Hoạt động có thu hút dược các lực lượng cùng tham gia không? Thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức hoạt động đã phù hợp chưa? Các điều kiện để triển khai hoạt động có vừa sức với các lực lượng tham gia hay không? + Tính bền vững của hoạt động: Kết quả, giá trị lâu dài mà hoạt động mang lại như thế nào? Khả năng duy trì và mở rộng, phát triển hoạt động này trong tương lai ra sao? Có thể lan tỏa cách thực hiện hoạt động và hiệu quả của nó trên phạm vi rộng hơn hay không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa theo các tiêu chí đánh giá mà GV gợi ý, thực hiện đánh giá kết quả hoạt động. - GV quan sát và hỗ trợ HS đánh giá. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. *Nhiệm vụ 4. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, thảo luận về: + Những biện pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động cộng đồng đã tham gia + Những biện pháp để tiếp tục duy trì thực hiện các hoạt động cộng đồng. - GV yêu cầu các nhóm ghi kết quả thảo luận ra giấy A0. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ, đóng góp ý kiến và ghi lại kết quả thảo luận - GV quan sát quá trình HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Việc tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ giúp mỗi người phát triển và hoàn thiện các phẩm chất, năng lực cá nhân. Vì vậy hãy tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng và thu hút mọi người cùng tham gia. 8. Tham gia hoạt động cộng đồng * Lập kế hoạch tuyên truyền Gợi ý: - Hoạt động: Áo ấm cho em - Kế hoạch hoạt động: + Thời gian quyên góp: 1 tuần + Đối tượng nhận: áo, quần còn lành lặn của mọi đối tượng nam nữ. + Địa điểm quyên góp: Nhà văn hóa thôn. + Sau khi quyên góp sẽ bàn giao về trụ sở xã để vận chuyển tới vùng cao, dân tộc thiểu số. - Cách để mở rộng thu hút quyên góp: + Viết bài và nhờ chia sẻ trên trang mạng xã hội. + Chụp và chia sẻ hình ảnh em bé vùng cao thiếu thốn + Chụp chia sẻ hình ảnh kết quả quyên góp sau từng ngày * Chia sẻ kết quả thực hiện Gợi ý: - Những việc em làm được: + Lan tỏa được giá trị tích cực. + Giúp nhiều người biết đến hoạt động. - Thuận lợi: + Nhận được sự hỗ trợ, đồng thuận lớn từ các tổ chức, cá nhân. + Được khen ngợi bởi hành động tích cực. - Khó khăn: + Quá trình phân loại và vận chuyển. + Một số đồ không sử dụng được nữa phải thêm một bước đem ra vị trí tập kết rác. *Đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng đồng Gợi ý: - Tính hiệu quả của hoạt động: + Bản thân rất vui và tự hào vì hành động ý nghĩa. + Lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng. + Giúp em bé vùng cao khỏi giá rét. + Giúp hạn chế rác thải cho nhà máy xử lí rác. - Tính phù hợp của hoạt động: + Thời gian phù hợp do chuẩn bị mùa đông. + Mức độ thu hút cao. - Tính bền vững của hoạt động: + Lâu dài, có giá trị. + Có khả năng duy trì và hoạt động trở lại trong các mùa đông sau. * Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu qủa - Cần thành lập các tổ chức thực hiện hoạt động cụ thể. - Có đội ngũ bài bản, chuyên nghiệp. - Có sự cộng tác cố định của các tổ chức, cá nhân ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ a. Mục tiêu: HS rèn luyện được khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và các bạn trong nhóm sau các hoạt động. HS đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong chủ đề theo tiêu chí Trung thực trong đánh giá kết quả hoạt động. b. Nội dung: Tự đánh giá mức độ tham gia của bản thân Thực hiện phiếu tự đánh giá c. Sản phẩm: HS đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân trong chủ đề 5. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động bằng cách đánh dấu vào ô phù hợp: ... Rất tích cực Tích cực Chưa tích cực Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng: Kết quả đạt được/ Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1. Kể tên các hoạt động cộng đồng tại địa phương 2. Đề xuất và thực hiện một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng và thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động xã hội. 3. Tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương hoặc do nhà trường tổ chức. 4. Xác định và thể hiện được trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia trong các hoạt động cộng đồng. 5. Rèn luyện hành vi ứng xử có văn hóa nơi công cộng và thực hiện tốt nội quy, quy định của cộng đồng. 6. Lập và thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng. 7. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng đồng theo các tiêu chí cụ thể. Nhiệm vụ 3. Thực hiện phiếu tự đánh giá Họ và tên: Lớp . Chủ đề: . 1. Em đã có thêm những hiểu biết gì về các hoạt động cộng đồng? . . 2. Em mong muốn được những tìm hiểu thêm những nội dung gì liên quan đến chủ đề này? . . 3. Em đã thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động chung như thế nào? . . 4. Em có thể vận dụng vào thực tiễn những điều nào và vận dụng như thế nào? . . *Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành bài tập được giao Rèn luyện các kĩ năng đã được học Xem trước nội dung chủ đề 6
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_10_canh_dieu.docx