Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 6: Hành động vì môi trường

docx 25 trang phuong 05/12/2023 2221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 6: Hành động vì môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 6: Hành động vì môi trường

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 10 (Cánh Diều) - Chủ đề 6: Hành động vì môi trường
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 6. HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương, tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Đề xuất được và tham gia thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
Năng lực riêng:
Phối hợp với các lực lượng để bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Đề xuất và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Thể hiện ở việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Trung thực: Thể hiện trong đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên và hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tìm hiểu các thông tin về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
Tìm kiếm các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên
Thua thập thông tin về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Giấy A0, A4, bút dạ.
2. Đối với học sinh
Tìm hiểu thông tin về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
Tìm hiểu các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Suy nghĩ về các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên có ý nghĩa và khả thi
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ ca ngợi cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1 Trình bày về sự thay đổi của môi trường tự nhiên tại địa phương
- Đại diện các nhóm lớp trình bày về sự thay đổi môi trường tự nhiên tại địa phương thông qua các hình thức:
Thuyết trình
Video
Hình ảnh
Trình chiếu slide
- Kết luận về sự thay đổi của môi trường tự nhiên tại địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đối.
1.2 Văn nghệ ca ngợi cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước
- Các lớp lựa chọn một trong các hình thức văn nghệ sau: hát, múa, đọc thơ, vẽ tranh, diễn kịch, hò, vèđể thể hiện chủ đề ca ngợi cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.
- Các lớp thể hiện tiết múc văn nghệ theo hình thức đã chọn
- Tổng kết hoạt động văn nghệ của các nhóm.
1.3 Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Đại diện các lớp giới thiệu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương thông qua các hình thức:
Thuyết trình
Hát, đọc thơ
Vẽ tranh
Đóng kịch
- Bình chọn phần giới thiệu ý nghĩa và sáng tạo để trao thưởng.
1.4 Trao đổi về trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên
Thi hùng biện với chủ đề : “Trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên thuộc về ai?” theo gợi ý:
- Mỗi lớp chuẩn bị và thể hiện bài hùng biện trong thời gian 3 phút
- Ban giám khảo phỏng vấn thêm và đánh giá bài hùng biện
- Bình chọn phần hùng biện thuyết phục nhất.
2. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
2.1 Sáng tác thông điệp bảo vệ môi trường tự nhiên
- GV chia nhóm HS để tham gia hoạt động
- Các nhóm thảo luận về nội dung và hình thức của thông điệp
- Đại diện các nhóm thuyết minh về thông điệp đã xây dựng
- Cùng bình chọn những thông điệp có ý nghĩa và có hình thực thể hiện đẹp, ấn tượng để trao giải.
2.2 Đề xuất sáng kiến bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
- Các nhóm đề xuất sáng kiến bảo tồn cảnh quan thiên nhiên theo gợi ý:
Tên sáng kiến
Mục tiêu hướng tới
Nội dung sáng kiến
Hình thức, phương pháp triển khai
Lực lượng tham gia
Tiêu chí đánh giá tính cấp thiết và khả thi của sáng kiến
- Bình chọn sáng kiến xuất sắc nhất và trao giải thưởng.
3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video “Thực trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam” 
 (từ đầu -> 2:00)
- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem video, em có suy nghĩ gì về thực trạng ô nhiễm ở Việt Nam hiện nay?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận câu trả lời, chia sẻ của HS.
- GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng và đạt đến mức báo động. Là những thế hệ trẻ của tương lai, là những công dân của đất nước, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ môi trường. Chúng ta hành động như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nội dung chủ đề 6. Hành động vì môi trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu, phân tích thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
Biết cách tìm hiểu thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương.
Phân tích và đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương
Trình bày được sự tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Tìm hiểu và phân tích thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương
Xác định và đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ, hình thành kiến thức, biết được thực trạng môi trường và tác động của con người tới môi trường.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và phân tích thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề cụ thể về môi trường để tìm hiểu:
Môi trường đất
Nguồn nước
Danh lam thắng cảnh
Chất lượng không khí
Đa dạng sinh học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, các nhóm thảo luận để thống nhất hình thức tìm hiểu phù hợp: quan sát, phỏng vấn, ghi hình, tìm kiếm trong tài liệu
- Các nhóm xây dựng kế hoạch triển khai trong nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định thời gian, địa điểm tiến hành khảo sát, phân tích tình hình thực trạng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, yêu cầu HS cần xử lí, phân tích thông tin thu được về thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương và đưa ra đánh giá.
*Nhiệm vụ 2. Xác định và đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thực hiện:
*Phỏng vấn trực tiếp:
- Các nhóm lên kế hoạch phỏng vấn các đối tượng khác nhau về chủ đề con người với môi trường tự nhiên theo gợi ý:
+ Lựa chọn đối tượng phỏng vấn
+ Chuẩn bị nội dung phỏng vấn.
- Thực hiện phỏng vấn và ghi chép lại thông tin thu được.
*Đóng vai thực hiện phỏng vấn ở lớp:
- HS đóng vai phóng viên môi trường và các tổ chức, cá nhân.
- Sau khi phân vai tổ chức phỏng vấn về tác động của con người tới môi trường theo gợi ý:
+ Mục đích buổi phỏng vấn
+ Giới thiệu người tham gia phỏng vấn
+ Tiến hành phỏng vấn tác động của con người tới môi trường tự nhiên, bao gồm tác động tích cực và tiêu cực.
- HS đóng vai phỏng vấn kết luận lại những điều thu được trong cuộc phỏng vấn.
- HS trong vai phóng viên dẫn dắt thực hiện chuyên mục “Dự báo tương lai” theo các câu hỏi gợi ý:
+ Môi trường đất sẽ như thế nào trong tương lai?
+ Nguồn nước còn đảo bảm để phục vụ con người hay không?
+ Động vật và thực vật sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào?
+ Chất lượng không khí có được cải thiện tốt hơn không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện
- GV quan sát và hỗ trợ HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS chia sẻ lại những điều thu được từ buổi phỏng vấn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kết luận về buổi phỏng vấn: Môi trường tự nhiên thời gian qua có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Sự thay đổi đó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của môi trường tự nhiên, những chủ yếu nhất là do nhận thức, thái độ và hành vi chưa đúng của con người. Chúng ta cần chung tay để bảo vệ môi trường tự nhiên.
1. Tìm hiểu, phân tích thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
* Tìm hiểu và phân tích thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương
(HS liên hệ và chia sẻ)
* Xác định và đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên
Gợi ý:
- Tác động tiêu cực:
+ Khai thác khoáng sản quá mức.
+ Chặt cây, phá rừng, săn bắn trái phép.
+ Xả rác bừa bãi.
+ Xả thải chưa qua xử lí ra môi trường
- Tác động tích cực:
+ Trồng rừng ngập mặn.
+ Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
+ Quy định nghiêm ngặt về chặt phá rừng.
+ Đưa việc tác động tới môi trường vào luật hiến pháp
Hoạt động 2. Đánh giá việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của các tổ chức, cá nhân
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
Biết cách thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Đánh giá được những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Có ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.
Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.
Liên hệ việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương của em và các thành viên trong gia đình.
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ, hình thành kiến thức, đánh giá được việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của các tổ chức, cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, tổ chức thực hiện nhiệm vụ: Đưa ra kế hoạch thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương theo gợi ý:
+ Nội dung cần thu thập:
Tên của tổ chức, cá nhân
Những hành vi, việc làm liên quan
+ Lựa chọn cách thức thu thập:
Tra cứu thông tin trên mạng
Phỏng vấn trực tiếp
Quan sát thực tế
Chụp ảnh, quay video
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
+ Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện thực hiện
+ Xác định thời gian hoàn thành.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, xây dựng kế hoạch thu thập thông tin theo gợi ý GV đưa ra.
- GV quan sát quá trình HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kế hoạch của nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS viết báo cáo về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương để chia sẻ trước lớp. 
*Nhiệm vụ 2. Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ thông tin đã thu thập được
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm tổng kết lại dữ liệu đã thu thập được.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ thông tin đã thu thập được.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá trong nhóm và các nhóm nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương thông qua các thông tin, minh chứng thu thập được.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển nhiệm vụ.
*Nhiệm vụ 3. Liên hệ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương của em và các thành viên trong gia đình.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương của bản thân và các thành viên trong gia đình theo gợi ý:
+ Những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.
+ Cách thức thực hiện
+ Những khó khăn gặp phải và biện pháp khắc phục.
+ Những bài học rút ra được khi thực hiện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chú lắng nghe nhiệm vụ, gợi ý để thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV giải đáp cho HS những vấn đề HS còn chưa hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là bảo tồn và duy trì hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng quan trọng của cảnh quan thiên nhiên. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
2. Đánh giá việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của các tổ chức, cá nhân
* Những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương
Gợi ý:
- Tên tổ chức: Ban quản lí di tích Đền Gióng.
- Việc làm: Giữ gìn cảnh quan di tích, vệ sinh sạch sẽ các khu vực, sắp xếp lễ tại các khu vực đền thờ, hướng dẫn khách tham quan dâng hương, rút nhang tránh gây cháy nổ,
* Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương
( HS đánh giá và chia sẻ)
* Liên hệ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương của em và các thành viên trong gia đình
Hoạt động 3. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
Đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
Thực hiện các giải pháp đã đề xuất một cách trách nhiệm và hiệu quả.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em
Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
Chia sẻ khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ, hình thành kiến thức, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra đề xuất hợp lí.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phân tích, tổng hợp thông tin ở hoạt động 1, đưa ra đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương: 
+ Có ô nhiễm hay không?
+ Mức độ ô nhiễm
+ Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng
- GV đưa ra một số hình thức đánh giá để HS lựa chọn: thuyết trình, thuyết minh kèm hình ảnh thực tế, video ghi lại thực trạng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa theo kết quả phân tích từ hoạt động 1, tiến hành đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương.
- HS lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp với nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nhiệm vụ mới.
*Nhiệm vụ 2. Thảo luận đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thực hiện tọa đàm
- GV yêu cầu HS sắp xếp bàn ghế mô phỏng một buổi tọa đàm.
- GV hướng dẫn HS đóng vai đại diện cho các tổ, cá nhân sau để đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Chuyên gia về môi trường
+ Các doanh nghiệp
+ Người dân trong cộng đồng.
- Thảo luận về các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên đã đề xuất theo gợi ý:
+ Em đồng ý với giải pháp nào? Vì sao?
+ Em không đồng ý với giải pháp nào? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện buổi tọa đàm dưới sự hướng dẫn của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS chia sẻ về các giải pháp đồng ý và không đồng ý trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên đã đề xuất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết lại kết quả và quá trình tham gia các hoạt động của HS.
*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận về những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường.
- Gợi ý:
+ Nhóm giải pháp nào có tính cấp thiết nhất?
+ Có thể gặp những khó khăn nào khi thực hiện các giải pháp đó?
 + Cách khắc phục khó khăn nếu gặp phải. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào các giải pháp từ nhiệm vụ 2, trao đổi, thảo luận về khó khăn có thể gặp phải.
- GV hướng dẫn và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Bảo vệ môi trường tự nhiên là trách nhiệm không của riêng ai. Hãy chung tay hành động để bảo vệ môi trường tự nhiên và lan tỏa các hành động tích cực đó đến với mọi người.
3. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương
* Đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em
*Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
- Tuyên truyền vận động về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Chia sẻ hình ảnh tích cực về bảo vệ và giữ gìn môi trường.
- Hạn chế sử dụng vật dụng không tái chế được.
- Tuyên dương, khen thưởng với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.
*Những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
Gợi ý:
- Nhiều người cho rằng đó không phải việc của mình nên không muốn nghe.
- Một số đối tượng cố chấp, bảo thủ không tuân theo quy định của công đồng.
- “Mắng” loa phát thanh khi mở làm ồn.
Hoạt động 4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Có ý thức kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Thảo luận và xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Thực hiện và chia sẻ kết quả tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ, xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Thảo luận và xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm và thảo luận: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên theo gợi ý:
+ Mục đích tuyên truyền
+ Nội dung tuyên truyền
+ Hình thức tuyên truyền
+ Thời gian tuyên truyền
+ Người thực hiện
+ Kết quả mong đợi.
- Sau khi thảo luận, các nhóm xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, xây dựng kế hoạch tuyên truyển bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời các nhóm chia sẻ kế hoạch
- GV và các nhóm cùng nhận xét, góp ý để hoàn thiện kế hoạch tuyên truyền.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, chyển sang nhiệm vụ mới.
*Nhiệm vụ 2. Thực hiện và chia sẻ kết quả tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Thực hiện kế hoạch tuyên truyền:
+ Các nhóm thực hiện kế hoạch theo thời gian đã xác định.
+ Ghi lại thông tin về việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Sau khi thực hiện, yêu cầu chia sẻ kết quả tuyên truyền:
+ Kết quả có đạt được so với mục tiêu đặt ra.
+ Những thuận lợi, khó khăn gặp phải khi tuyên truyền.
+ Kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện tuyên truyền.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV đánh giá, kết luận: Để việc tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đạt kết quả tốt nhất cần xây dựng một kế hoạch tuyên truyền cụ thể với những nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp. Bên cạnh đó, cần có sự linh hoạt trong xử lí các tình huống phát sinh khi thực hiện tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
*Thảo luận và xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
* Chia sẻ kết quả tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Gợi ý: KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỀN GIÓNG
- Kết quả:
+ Không còn tình trạng xả rác bừa bãi.
+ Khách thập phương mặc trang phục phù hợp.
+ Môi trường được bảo tồn.
- Khó khăn.
+ Ban đầu một số người vẫn chống đối, không tuân thủ.
+ Một số người bỏ ngoài tai.
- Thuận lợi: Đại đa số đều tuân thủ ngay khi nghe phát thanh và đọc quy định.
Hoạt động 5. Tham gia bảo vệ môi trường
a. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
Biết được những tấm gương bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
Tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên một cách trách nhiệm và hiệu quả.
Thuyết trình được về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
b. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ cho HS:
Sưu tầm và chia sẻ những tấm gương
Tham gia thực hiện một hoặc một số giải pháp đã đề xuất để bảo vệ môi trường tự nhiên.
Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ, có ý thức chung tay tham gia bảo vệ môi trường.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Sưu tầm và chia sẻ những tấm gương bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS:
+ Tìm kiếm thông tin về cá nhân, tổ chức đã và đang thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
+ Lên kế hoạch gặp gỡ cá nhân, tổ chức đó.
+ Lên nội dung trao đổi
+ Thực hiện gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân, tổ chức
+ Lựa chọn hình thức để chia sẻ về tấm gương bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận các nhiệm vụ GV yêu cầu, lên kế hoạch thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV hỗ trợ và giải đáp các vấn đề HS còn thắc mắc, chưa hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, chuyển sang nhiệm vụ mới.
*Nhiệm vụ 2. Tham gia thực hiện một hoặc một số giải pháp đã đề xuất để bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Lựa chọn một hoặc một số giải pháp đã đề xuất phù hợp với bản thân để thực hiện.
- GV yêu cầu ghi lại kết quả thực hiện các giải pháp để thuyết trình trước lớp hoặc với các tổ chức, cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV hướng dẫn HS thực hiện, giải đáp vấn đề HS còn chưa hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, chuyển sang nhiệm vụ mới.
*Nhiệm vụ 3. Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thuyết trình trước lớp về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên theo gợi ý:
+ Nội dung thuyết trình: Thực trạng, sự cần thiết của việc bảo vệ, kết quả thực hiện, kinh nghiệm rút ra
+ Hình thức thể hiện: trình chiếu, video clip, lồng tiếng hoặc phụ đề
+ Kĩ năng thuyết trình: thuyết phục, nói, sử dụng cảm xúc cơ thể
- Sau khi các nhóm trình bày, GV hướng dẫn HS đánh giá bài thuyết trình theo tiêu chí:
+ Nội dung cô đọng, súc tích
+ Thông điệp rõ ràng
+ Các số liệu thuyết phục
+ Sự thành thục của kĩ năng thuyết trình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời các nhóm lên thuyết trình trước lớp
- GV cùng các nhóm đánh giá các bài thuyết trình dựa trên tiêu chí GV đưa ra.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, kết luận.
5. Tham gia bảo vệ môi trường
*Những tấm gương bảo vệ môi trường thiên nhiên
Gợi ý: 
Đoàn thanh niên
Hội phụ nữ
Hội cựu chiến binh...
* Tham gia thực hiện một hoặc một số giải pháp đã đề xuất để bảo vệ môi trường tự nhiên
Gợi ý:
- Tận dụng giấy thừa trong những quyển vở viết dở đem đi chợ gói thịt, rau bỏ vào làn đi chợ.
- Tận dụng vỏ hộp sữa chua làm đá
* Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu:
HS biết cách đánh giá mức độ tích cực tham gia hoạt động của bản thân và các bạn trong nhóm.
HS đánh giá được kết quả thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể trong chủ đề theo tiêu chí.
Trung thực trong đánh giá kết quả hoạt động.
b. Nội dung: 
Tự đánh giá mức độ tham gia của bản thân
Thực hiện phiếu tự đánh giá
c. Sản phẩm: HS đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân trong chủ đề 5.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động bằng cách đánh dấu vào ô phù hợp:
... Rất tích cực  Tích cực  Chưa tích cực
Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng:
Kết quả đạt được/ Mức độ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương
2. Chỉ ra các tác động của con người đến môi trường tự nhiên
3. Đánh giá được hành vi,, việc làm của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
4. Thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
5. Đề xuất các giải pháp và nêu việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
7. Thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân để bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.
*Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bài tập được giao
Rèn luyện các kĩ năng đã được học
Xem trước nội dung chủ đề 7.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_10_canh_dieu.docx