Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 13
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 13
CHỦ ĐỀ 4: ƯỚC MƠ Học hát :Bài Điều em muốn Nghe nhạc : Nghe bản nhạc “Symphony No.6 (Pastral)” Đọc nhạc : bài đọc nhạc số 4 Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu, hòa tấu Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Ludwig van Bêthoven Trải nghiệm và khám phá TUẦN 13 Mục tiêu 1.Năng lực Tiết 13: - Hát: bài Điều em muốn - Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện mẫu tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể Năng lực chung: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ. 2. Phẩm chất: + Nhân ái: Yêu mái trường, yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô. + Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập. Thiết bị dạy học và học liệu 1 - GV: - Đàn phím điện tử Đàn và hát thuần thục bài: Điều em muốn Thực hành thuần thục các hoạt động trải nghiệm và khám phá 2 - HS: SGK âm nhạc 7, nhạc cụ: Thanh phách, song loan Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (mở đầu) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV Tổ chức thực hiện: Tổ chức hoạt động: theo phương pháp Kadaly (Cảm nhận, tư duy và kỹ năng âm nhạc) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV Trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV khuyến khích học sinh hợp tác tích cực, hát kết hợp vận động cơ thể. Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV và HS thảo luận hoạt động trên Bước 4. Kết luận, nhận định: Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng. GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( Khám phá) Kiến thức 1: Hát: Điều em muốn Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi Sản phẩm:Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi: + Bài hát do ai sáng tác? GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát: Bài điều em muốn GV đặt tiếp câu hỏi: Bài hát có thể chia thành mấy đoạn? 1. Tìm hiểu bài hát:Điều em muốn Nhạc : Trương Quang Lục Lời: Ý thơ phương Liên thể hiện mong ước của tuổi thơ được sống trong một thế giới hòa bình, hạnh phúc, tràn ngập tình nhân ái. - GV cho HS nghe bài hát kết hợp vận động cơ thể biểu lộ cảm xúc. GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát. GV dạy HS hát từng câu, của lời 1, ghép nối các câu theo nối móc xích: câu 1 nối câu 2, câu 3 hát nối câu 4.... GV lưu ý HS những tiếng hát có tiết tấu giống nhau. GV đàn theo giai điệu để HS tập hát lời 2 phần nhắc lại. GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi + HS học hát theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS. - Bài hát gồm có 2 đoạn: + Đoạn 1: gồm 16 nhịp (từ đầu đến mọi nơi). + Đoạn 2: lần thứ nhất gồm 16 nhịp, lần thứ 2 gồm 17 nhịp( từ điều em muốn đến ở ngày mai) Nghe hát mẫu Khởi động giọng 2.Học hát Kiến thức 2: Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện mẫu tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể Mục tiêu: Kích thích tính sáng tạo và khả năng trình diễn của HS Nội dung: HS tự suy nghĩ, sáng tạo và trình bày sản phẩm trước lớp Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ: Thể hiện mẫu tiết tấu theo sơ đồ động tác trong sách giáo khoa, sau đó ứng dụng đệm cho bài hát viết ở nhịp 4/4 mà em biết. GV yêu cầu HS tập luyện theo nhóm hoặc cá nhân. GV yêu cầu HS kết hợp gõ phách. GV sửa những chỗ HS đọc sai (nếu có). GV yêu cầu HS kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV yêu cầu HS trình bày bài theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi + HS trình bày theo hướng dẫn của GV + Các tổ tập và sửa cho nhau. Thể hiện mẫu tiết tấu th tác cơ thể eo sơ đồ động Phần trình bày của các nhóm trước lớp. HS trình bày theo yêu cầu của GV đưa ra. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: HS luyện tập phần nội dung bài hát đã học. Nội dung: GV luyện hát, HS thực hiện theo Sản phẩm: HS nắm được giai điệu và lời ca bài hát. Tổ chức thực hiện : GV cho HS tập hát lại bài hát Bài điều em muốn GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức. Hoạt động vận dụng Mục tiêu: Từ bài tập trên, học sinh vận kiến thức đã học vào xử lí tình huống thực tế Nội dung: HS trình bày được bài hát theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: + Hát to, rõ ràng. + Kết hợp hát với vận động cơ thể. HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp. GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học. Tổng kết tiết học GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học Yêu cầu cá nhân/nhóm hoàn thành các câu hỏi ở nội dung hát. Chuẩn bị bài mới Chuẩn bị nội dung tiết học sau: + Nghe Chương IV – Symphony No.6 (Pastoral); Nhạc sĩ Ludwig van Beethoven + Ôn tập bài hát Điều em muốn; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài há
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_7_canh_dieu_tuan_13.docx