Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 35

docx 5 trang phuong 05/12/2023 641
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 35

Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 35
TUẦN : 35	
Chủ đề 8 – QUÊ HƯƠNG
Tiết 35
Nghe nhạc: Tây Nguyên chào Mặt Trời
Thường thức âm nhạc: Đàn t’rưng và đàn k’lông pút
MỤC TIÊU:
Năng lực
Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực âm nhạc: - Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
-Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể theo nhịp điệu của tác phẩm
Tây Nguyên chào Mặt Trời.
Nêu được tên và đặc điểm của đàn t’rưng, đàn k’lông pút; cảm nhận được âm sắc của hai loại nhạc cụ này. Biết cảm nhận được tính chất của âm nhạc Tây Nguyên.
3. Phẩm chất:
Biết yêu quý, trân trọng nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Video tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời, tác phẩm Mùa Xuân về, thiết bị nghe nhìn, hình ảnh 2 loại đàn t’rưng, đàn k’lông pút và âm sắc của hai loại nhạc cụ này.
- HS: SGK âm nhạc 7, nhạc cụ gõ định âm(nếu có), sưu tầm 1 số bài hát của đồng bào Tây Nguyên.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: GV giới thiệu về vùng đất, con người và văn hóa Tây Nguyên.
Nội dung: HS quan sát, nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Sản phẩm: HS có thêm hiểu biết về Mảnh đất, con người và văn hóa Tây Nguyên.
Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng hình ảnh, âm thanh, video để giới thiệu về Tây Nguyên.
HS lắng nghe và tương tác cùng giáo viên.
GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về âm nhạc Tây Nguyên qua tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời và hai loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng của người Tây Nguyên đó là t’rưng và đàn k’lông pút.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Nghe nhạc Tây Nguyên chào Mặt Trời.
Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
Nội dung: HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
Sản phẩm: HS thực hiện nghe và cảm nhận được tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời là 1 tác phẩm hay nói về con người và vùng đất Tây Nguyên. HS vận động cơ thể theo tính chất, nhịp điệu của tác phẩm.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và những yêu cầu khi nghe nhạc.
GV mở video tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời (do Nghệ sĩ Thu Dung thực hiện trên đàn t’rưng) cho HS nghe lần thứ nhất.
– GV nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm:
+ Em liên tưởng tới hình ảnh thiên nhiên nào khi nghe tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời?
+ Sức mạnh của người Tây Nguyên (hoặc thiên nhiên hung vĩ của núi rừng Tây Nguyên) được diễn tả như thế nào trong tác phẩm? Em thích nhất đoạn nào trong tác phẩm, vì sao?
+ Giai điệu của tác phẩm có tính chất âm nhạc như thế nào?
+ Nêu cảm nhận của em về tác phẩm?
Nghe nhạc: Tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời
- Tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời được Nghệ sĩ ưu tú Hữu Xuân viết cho đàn t’rưng độc tấu. Tác phẩm mang đâm âm hưởng dân ca Tây Nguyên và được phổ biến rất rộng rãi.
- GV nhận xét phần trả lời của HS
– GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện các yêu cầu của GV.
+ HS thực hiện các động tác cơ thể theo nhịp điệu của tác phẩm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV theo dõi phần trình bày và nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV chuẩn kiến thức và bổ sung:
Tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời của NSƯT Hữu Xuân như một bản hùng ca của người Tây Nguyên chào đón ánh bình minh rực rỡ của một ngày mới nơi núi rừng đại ngàn. Xuyên suốt cả tác phẩm ta thấy từng nét, từng nét giai điệu ngập tràn màu sắc âm nhạc Tây Nguyên. Bức tranh đại ngàn Tây Nguyên được miêu tả hết sức sống động với hình ảnh cực kỳ đẹp và rực rỡ vào mỗi sáng sớm. Trong nét giai điệu, sắc thái của bài hát ta còn thấy được sự mạnh mẽ trong sáng nhưng rất mộc mạc của người Tây Nguyên.
Với giai điệu được đẩy lên cao trào, tiết tấu nhanh, dồn dập mạnh mẽ ở phần cuối, tác phẩm như muốn khẳng định một tương lai tươi sáng, một sức sống mãnh liệt và trường tồn của mảnh đất và con người Tây Nguyên nói riêng và của dân
tộc Việt Nam nói chung.
Hoạt động 2: Thưởng thức âm nhạc: Đàn t’rưng và đàn k’lông pút
Mục tiêu: Nêu được tên và đặc điểm của đàn t’rưng, đàn k’lông pút; cảm nhận được âm sắc của hai loại nhạc cụ này.
Nội dung: HS nghe lại 1 đoạn nhạc trong tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt trời độc tấu đàn t’rưng và nghe tác phẩm Mùa Xuân đến độc tấu đàn k’lông pút.
Sản phẩm: HS cảm nhận và phân biệt được âm sắc của hai loại nhạc cụ độc đáo này.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV cho HS xem hình ảnh đàn t’rưng, sau đó giảng giải về cấu tạo cách sử dụng đàn t’rưng.
Cho Hs xem các nghệ sĩ biểu diễn đàn t’rưng.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
+ Đàn t’rưng được làm từ vật liệu gì?
+ Đàn t’rưng thuộc bộ gì?
+ Cách sử dụng đàn t’rưng?
1 Đàn t’rưng.
+ Em hãy nêu cảm nhận của mình về âm sắc của đàn t’rưng?
– GV cho HS xem hình ảnh đàn k’lông pút, sau đó giảng giải về cấu tạo cách sử dụng đàn k’lông pút.
Cho Hs xem các nghệ sĩ biểu diễn đàn k’lông pút.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
+ Đàn k’lông pút được làm từ vật liệu gì?
+ Đàn k’lông pút thuộc bộ gì?
+ Cách sử dụng đàn k’lông pút?
+ Em hãy nêu cảm nhận của mình về âm sắc và cách sử dụng của đàn k’lông pút?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Nghe GV giới thiệu về hai loại nhạc cụ.
+ HS trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ Nêu cảm nhận của mình về âm sắc của hai loại nhạc cụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cá nhân, nhóm trình bày hiểu biết của mình về hai loại nhạc cụ dân tộc độc đáo này.
+ GV theo dõi phần trình bày và nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV chuẩn kiến thức và bổ sung
+ GV cho HS nghe tác phẩm Mùa Xuân về hòa tấu đàn k’lông pút và đàn t’rưng.
Ở đàn t’rưng và đàn k’lông pút, những ống to, dài hay những ống nhỏ, ngắn phát ra âm thanh cao?
Em hãy kể tên một số nhạc cụ dân tộc được làm từ trúc, tre, nứa mà em biết?
T’rưng là loại nhạc cụ phổ biến ở vùng Tây Nguyên. Đàn được làm từ những ống cây thuộc họ tre, nứa có độ dài, ngắn, to nhỏ khác nhau để tạo ra các âm thanh cao, thấp.Mỗi ống có 1 đầu để mấu kín, còn đầu kia gọt vát. Các ống được kết thành dàn và được treo trên giá đỡ. Người ta dùng dùi tre hoặc gỗ có bọc đầu gõ vào ống để tạo ra âm thanh. Đàn t’rưng diễn tấu khá linh hoạt, tao ra những âm thanh phong phú gợi liên tưởng đến khung cảnh thiên nhiên Tây Nguyên với tiếng suối reo, tiếng thác đổ, tiếng chim kêu hay tiếng lá rừng xào xạc, 
2. Đàn k’lông pút.
K’lông pút la loại nhạc cụ độc đáo của một số dân tộc Tây Nguyên và cũng làm bằng những ống cây thuộc họ tre, nứa có độ dài, ngắn, to nhỏ khác nhau. Các ống đàn k’lông pút có thể bịt kín 1 đầu hoặc để thông cả hai đầu, được đặt nằm ngang trên giá vừa tầm tay người vỗ. Khi chơi đàn, người ta khum hai tay trước miệng ống, vỗ vào nhau tạo ra luồng hơi lùa vào làm chuyển động không khí trong lòng ống để phát ra âm thanh mà không cần trạm vào ống.
Với cách diễn tấu độc đáo, đàn k’lông pút tạo ra những âm thanh xa xăm và huyền bí của núi
rừng Tây Nguyên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu : HS luyện tập các động tác cơ thể hoặc bộ gõ định âm để thực hiện vận động theo tiết tấu của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt trời. Nghe, cảm nhân và phân biệt được âm sắc của đàn t’rưng và đàn k’lông pút.
Nội dung : GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu của bài học.
Sản phẩm : HS thực hiện vận động cơ thể phù hợp với giai điêu tác phẩm. phân biệt được âm sắc của hai loại nhạc cụ.
Tổ chức thực hiện :
GV cho Hs nghe nhạc, HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
Mục tiêu: Từ bài học trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Nội dung: HS trình bày, thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm: thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ, động tác cơ thể.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và các nhóm trình bày trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Luyện tập thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
Tìm và sưu tập một số tác phẩm độc tấu, hòa tấu đàn t’rưng và đàn k’lông pút.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_7_canh_dieu_tuan_35.docx