Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 32

docx 7 trang phuong 05/12/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 32

Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 32
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: Âm nhạc; lớp: 7 Thời gian thực hiện: 3 tiết
Ngày soạn: 2023
HỌC HÁT: VUI KÉO LƯỚI
NGHE NHẠC: NGHE TÁC PHẨM: TÂY NGUYÊN CHÀO MẶT TRỜI
ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 8
NHẠC CỤ: THỂ HIỆN TIẾT TẤU; HÒA TẤU
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: ĐÀN T’RƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT,
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
TUẦN : 32	
Tiết 32:
-Hát bài: Vui kéo lưới ; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
-	Bài đọc nhạc số 8
MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Năng lực:
Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực âm nhạc:
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Vui kéo lưới, biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
+ Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất sôi nổi, hơi nhanh của bài Vui kéo lưới
Đọc đúng tên nốt , cao độ và trường độ bài đọc nhạc số 8. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm ; biết đọc nhạc hai bè
Phẩm chất:
+ Nhân ái: Yêu quê hương đất nước, yêu những con người lao động chăm chỉ
+ Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập.
Thiết bị dạy học và học liệu 1 - GV: - Đàn phím điện tử
Đàn và hát thuần thục bài hát Vui kéo lưới
Thực hành thuần thục các hoạt động trải nghiệm và khám phá
2 - HS: SGK âm nhạc 7, nhạc cụ (nếu có).
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động (mở đầu)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu
Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức hoạt động: theo phương pháp Kadaly (Cảm nhận, tư duy và kỹ năng âm nhạc)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV Trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV khuyến khích học sinh hợp tác tích cực, hát kết hợp vận động cơ thể.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV và HS thảo luận hoạt động trên
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( Khám phá)
Kiến thức 1: Hát Vui kéo lưới
Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát
Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
Sản phẩm:Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi:
+ Bài dân ca thuộc vùng miền nào?
+ Tác giả nào viết lời?
+ Nêu nội dung ý nghĩa?
Nhắc đến dân ca Nam Bộ chúng ta không thể không kể đến các điệu lí mộc mạc, thiết tha.Và bài Vui kéo chài được viết lời dựa trên điệu Lí kéo chài ( dân ca Nam Bộ)phác họa lên hình ảnh người dân chài quanh năm sống cùng sông nước. Tuy lao động vất vả, cực nhọc nhưng họ luôn lạc quan yêu đời. Với tiết tấu khỏe, giai điệu mênh mang, bài Vui kéo chài đã mô tả cảnh hăng say lao động, sinh hoạt vui tươi của những người dân chài vùng biển.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em hãy chia đoạn và câu của bài hát?
- GV cho HS nghe bài hát kết hợp vận động
1. Tìm hiểu bài hát
Bài chia làm :1 đoạn – 2 câu .
+ Câu 1: “Gió căng buồm.hò ơ”
+ Câu 2 : “ Biển xanh ..hò ơ”
HS khởi động giọng bằng bài hát “Đi cắt
cơ thể biểu lộ cảm xúc.
GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.
GV dạy HS hát từng câu kết hợp vỗ tay vào trọng âm.
Tập giai điệu và lời ca câu 1( GV đàn giai điệu)
Chia câu 1 ra làm câu nhỏ:
+Gió căng buồm lưới đầy tôm cá
+ Kéo nặng tay ta hát câu ca, hò ơ
GV đàn ghép hoàn chỉnh câu 1
GV lưu ý HS những từ có dấu luyến
GV đàn theo giai điệu để HS tập hát câu 2
+Biển xanh vui đón nắng lên lấp lánh nắng vàng nhấp nhô ngàn con sóng khẽ ru mạn thuyền
+ tay ta vững chèo không lo đói nghèo ơ hò ơ”
GV lưu ý HS thể hiện hát đúng tiết tấu móc giật trong câu hát này.
GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, nhịp nhàng, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.
GV yêu cầu HS trình bày bài theo các hình thức:-
+ Lĩnh xướng : Câu 1: “Gió căng buồm lưới đầy tôm cá, kéo nặng tay ta hát câu ca, hò ơ”
+ Hòa giọng (cả lớp): Câu 2: “Biển xanh vui đón nắng lên lấp lánh nắng vàng nhấp nhô ngàn con sóng khẽ ru mạn thuyền tay ta vững chèo không lo đói nghèo ơ hò”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện các yêu cầu của GV
+ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực
lúa”
2. Bài hát Vui kéo lưới
a. Lời bài hát
+ Câu 1: “Gió căng buồm lưới đầy tôm cá, kéo nặng tay ta hát câu ca, hò ơ”
+ Câu 2: “Biển xanh vui đón nắng lên lấp lánh nắng vàng nhấp nhô ngàn con sóng khẽ ru mạn thuyền tay ta vững chèo không lo đói nghèo ơ hò”
hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trả lời câu hỏi
+ HS học hát theo hướng dẫn của GV
+ Các tổ tập hát và sửa cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài
hát cùng HS.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
Kiến thức 2: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 8
Mục tiêu: HS nắm được cách đọc nhạc.
Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV sử dụng đàn lấy cao độ chuẩn rồi yêu cầu HS đọc gam Đô trưởng đi lên và đi xuống; đọc các nốt trục đi lên và đi xuống: C
E - G - C.
Nhiệm vụ 2: Bài đọc nhạc số 8
GV giới thiệu bài đọc nhạc số 8
GV hướng dẫn HS tìm hiểu Bài đọc nhạc số 8:
+ Bài viết ở nhịp mấy? Gồm những kí hiệu gì?( Nhịp 3/4;dấu nối)
+ Có những cao độ và trường độ nào? (đô,rê,mi,son,la,si; trắng chấm dôi, trắng,đen,lặng đen)
+ Có mấy câu nhạc?(2 câu)
GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu:
+ GV cùng Hs luyện tập gõ âm hình tiết tấu
Bài đọc nhạc số 8
Luyện đọc gam đô trưởng
Luyện tập tiết tấu
trong SGK
+ GV sửa sai cho HS (nếu có)
GV đàn giai điệu bài đọc nhạc 2 lần. HS quan sát bản nhạc, cảm nhận về giai điệu.
GV và HS cùng chia các nét nhạc:
+ GV đàn câu nhạc 1, bắt nhịp HS đọc nhạc cùng đàn (2 lần).
+ Tiếp tục làm theo trình tự trên đến hết ghép nối cả bài.
GV đệm đàn hoặc cho HS đọc hoàn thiện bài đọc nhạc trên học liệu điện tử (bản piano, bản có tiết tấu). Phát hiện và sửa sai (nếu có).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện các yêu cầu của GV
+ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trả lời câu hỏi:
+ HS học hát theo hướng dẫn của GV
+ Các tổ tập hát và sửa cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS
c. Tập đọc từng câu
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu : HS luyện tập các phần nội dung đã học, hát và đọc nhạc được theo cách riêng của mình.
Nội dung : GV hướng dẫn đọc, HS thực hiện theo
Sản phẩm : HS thực hành phần đọc nhạc, bài hát.
Tổ chức thực hiện :
GV cho HS tập hát lại bài hát Vui kéo lưới
GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp
GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
GV yêu cầu các nhóm luyện tập phần đọc nhạc.
GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Học sinh vận dụng hát bài hát, đọc nhạc theo đúng yêu cầu và chuẩn kiến thức
Nội dung: HS trình bày, biểu diễn
Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS: Hát kết hợp trình diễn trước lớp.
GV yêu cầu HS:
+ Xác định tiết tấu đoạn nhạc cho trước
+ Thực hiện lại tiết tấu vừa nghe
HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.
*Tổng kết tiết học:
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học theo yêu cầu cần đạt
GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài mới
Chuẩn bị nội dung tiết học sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_7_canh_dieu_tuan_32.docx