Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 14

docx 7 trang phuong 05/12/2023 870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 14

Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 14
TUẦN 14
Tiết 14:
Nghe Chương IV – Symphony No.6 (Pastoral); Nhạc sĩ Ludwig van Beethoven
Ôn tập bài hát Điều em muốn; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
MỤC TIÊU:
Năng lực
Năng lực chung: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực âm nhạc:
+ Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể theo nhịp điệu của tác phẩm: Chương IV – Symphony No.6 (Pastoral)
+ Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và ứng dụng đệm cho bài hát Điều em muốn
Phẩm chất:
Biết yêu quý, trân trọng nền âm nhạc thế giới
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Video tác phẩm: Chương IV – Symphony No.6 (Pastoral), thiết bị nghe nhìn.
- HS: SGK âm nhạc 7, nhạc cụ gõ định âm, sưu tầm 1 số tác phẩm của nhạc sỹ Beethoven
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: GV giới thiệu đôi nét về nhạc sỹ Beethoven
Nội dung: HS quan sát, nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Sản phẩm: HS có thêm hiểu biết về âm nhạc cổ điển thế giới
Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng hình ảnh, âm thanh, video để giới thiệu về nhạc sỹ Beethoven
HS lắng nghe và tương tác cùng giáo viên.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
*Nội dung 1: Thường thức âm nhạc
Mục tiêu: HS biết nghe và cảm nhận được giai điệu của các tác phẩm của nhạc sĩ Beethoven. Tìm hiểu về một số nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông.
Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:
*GV cho HS xem hình ảnh nhạc sĩ Beethoven, sau đó yêu cầu các em thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Em đã được nghe những tác phẩm nào của nhạc sĩ Beethoven?
+ Em thích nhất tác phẩm nào?
+ Kể tên một số tác phẩm mà em biết?
+ GV theo dõi phần trình bày và nhận xét
+ GV chuẩn kiến thức và bổ sung
+ GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Beethoven.
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức và là một nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại.
- Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.
Năng khiếu đặc biệt của ông được bộc lộ từ thuở nhỏ. Ônga bắt đầu tập đàn từ khi 4 tuổi, trình diễn trước công chúng lúc 8 tuổi, biểu diễn như nghệ sĩ piano thực thụ năm 11 tuổi. Năm 12 ông đã có những tác phẩm đầu tay.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như: Giao hưởng số
2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Khúc đam mê (Appasionata)... các sonata cho vĩ cầm như
Mùa xuân (Spring), Kreutzer... các Piano
1.Thường	thức	âm	nhạc
:	Nhạc	sĩ
Ludwig van Beethoven (1770 – 1827)
Ludwig van Beethoven ( 1770 – 1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức và là một nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Năng khiếu đặc biệt của ông được bộc lộ từ thuở nhỏ. Ông bắt đầu tập đàn từ khi 4 tuổi, trình diễn trước công chúng lúc 8 tuổi, biểu diễn như nghệ sĩ piano thực thụ năm 11 tuổi. Năm 12 ông đã có những tác phẩm đầu tay.
Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major... các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont... và vở Opera duy nhất Fidelio,.
*Giáo viên cho học sinh nghe một số ca khúc của nhạc sĩ Beethoven
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu một số bản giao hưởng của nhạc sĩ Beethoven, trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS trả lời câu hỏi thảo luận, chia sẻ cảm nhận ban đầu về các tác phẩm.
HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như: Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), .
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
Nội dung 2: Nghe nhạc: Symphony No.6(Pastoral)
Mục tiêu:
HS biết cách nghe và cảm thụ được giai điệu tác phẩm Symphony No.6 của nhạc sĩ Beethoven .
Nội dung :
HS nghe giáo viên hướng dẫn và nghe nhạc để cảm thụ âm nhạc.
Sản phẩm : Biết cách nghe và cảm thụ âm nhạc.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu tên tác giả, tác phẩm và những yêu cầu khi nghe nhạc.
2.	Nghe	nhạc:	Symphony	No.6 (Pastoral)
- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất.
– GV nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm:
+ Khi nghe chương nhạc IV vừa xong em liên tưởng tới những hiện tượng thiên nhiên nào thường có trong cơn dông?
+ Giai điệu của bản giao hưởng này có tính chất âm nhạc như thế nào? Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.
GV theo dõi HS thảo luận và hỗ trợ khi cần.
GV nhận xét phần trả lời của HS
+ GV chuẩn kiến thức và bổ sung:
*Symphony No.6(Pastoral) – Giao hưởng số 6(Đồng quê) gồm 5 chương, là một tác phẩm nổi tiếng của Ludwig van Beethoven, nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức. Chương IV mô tả một cơn dông bắt đầu từ những hạt mưa lác đác rồi ngày càng trở nên dữ dội. Cuối cùng cơn dông cũng qua đi, sự thanh bình đã trở lại, khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ như một bức tranh.
Giáo viên mở nhạc cho học sinh nghe trích đoạn lần thứ 2: để học sinh cảm nhận được những khung cảnh thiên nhiên theo từng cung bậc của cơn dông.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu một số bản giao hưởng của nhạc sĩ Beethoven, trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS trả lời câu hỏi thảo luận, chia sẻ cảm nhận ban đầu về các tác phẩm.
HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, chỉnh sửa.
Giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp tìm thêm những ca khúc khác của nhạc sĩ Beethoven và dẫn dắt sang nội dung tiếp theo.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Điều em muốn, thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức cơ bản để thể hiện tiết tấu
Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Khởi động giọng hát (có thể thay thế bằng hát tập thể một bài lúc đầu giờ)
Nghe bài hát mẫu (mở file nhạc hoặc hát mẫu).
Ôn lại giai điệu bài hát (mở nhạc đệm và chỉ huy). Sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).
Luyện tập biểu diễn bài hát theo hình thức hát có lĩnh xướng, móc xích, đối đáp
Luyện tập và trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cặp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện các yêu cầu của GV
+ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trả lời câu hỏi
+ HS ôn hát theo hướng dẫn của GV
1. Ôn tập bài hát: Điều em muốn
+ Các tổ ôn hát và sửa cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS quan sát mẫu tiết tấu, các loại nhạc cụ gõ và động tác cơ thể trong SGK
GV gõ mẫu từng loại nhạc cụ, HS chú ý quan sát.
GV hướng dẫn cách sử dụng các loại nhạc cụ đó.
GV yêu cầu HS ứng dụng luôn vào bài hát Điều em muốn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện các yêu cầu của GV
+ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Các tổ, nhóm thể hiện tiết tấu vào bài hát bằng nhạc cụ gõ và sửa cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá nhận xét phần thể hiện của các nhóm
2. thể hiện tiết tấu và ứng d bài hát
ụng đệm cho
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu : HS luyện tập các động tác cơ thể hoặc bộ gõ định âm để thực hiện vận động theo tiết tấu của tác phẩm Chương IV – Symphony No.6 (Pastoral). Nghe, cảm nhận được giai điệu của tác phẩm.
Nội dung : GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu của bài học.
Sản phẩm : HS thực hiện vận động cơ thể phù hợp với giai điêu tác phẩm.
Tổ chức thực hiện :
- GV cho Hs nghe nhạc, HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
Mục tiêu: Từ bài học trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Nội dung: HS trình bày, thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm: thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ, động tác cơ thể.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và các nhóm trình bày trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội dung
Báo cáo thực hiện công việc.
Hệ thống câu hỏi
Kết quả thực hành
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Luyện tập thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
Tìm và sưu tập một số tác phẩm khác của nhạc sỹ Beethoven
Chuẩn bị bài cho tiết học sau:
+ Bài đọc nhạc số 4
+ Hoà tấu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_7_canh_dieu_tuan_14.docx