Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 19
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 19
CHỦ ĐỀ 5: Mùa Xuân Môn học/Hoạt động giáo dục: Âm nhạc; lớp: 7 Thời gian thực hiện: 4 tiết Học hát :Bài Mùa xuân Nghe nhạc : Nghe bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” Đọc nhạc : Luyện đọc gam theo mẫu- bài đọc nhạc số 5 Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu, hòa tấu Lý thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Trần Hoàn Trải nghiệm và khám phá TUẦN :19 Tiết 19: - Hát bài: Mùa xuân - Lý thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại - Trải nghiệm và khám phá: Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi để chép nhạc MỤC TIÊUDẠY HỌC: Năng lực: Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực âm nhạc: -Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Mùa xuân biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc. + Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất tươi vui, rộn ràng của bài hát Mùa xuân Nhận biết, giải thích, thể hiện được các kí hiệu: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại, ghi chép được bản nhạc đơn giản. Phẩm chất + Biết yêu thương, chia sẻ niềm vuicùng các bạn nhỏ vùng cao khi được đến trường học tập cùng bạn bè, thầy cô. + Luôn cố gắng vượt lên đạt kết quả tốt trong học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Đàn phím điện tử, song loan. Đàn và hát thuần thục bài Mùa xuân! 2 - HS: Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu (recorder,...), nhạc cụ hoà âm (kèn phím,...). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu chủ đề, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe và trả lời. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức chơi trò chơi, trình bày luật chơi: GV chia lớp thành 2 (hoặc 3) nhóm tương ứng với các dãy bàn. Khi GV nêu câu hỏi. GV lần lượt gọi các nhóm trả lời. Nhóm nào khôngtrả lời được thì nhóm đó sẽ thua cuộc, trò chơi được diễn ra cho đến khi còn duy nhất một đội cuối cùng. GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các bài hát nói về mùa xuân? HS các nhóm lần lượt trả lời: + Mùa xuân đầu tiên + Mùa xuân tình bạn + Mùa xuân của em + Hoa lá mùa xuân + Mùa xuân ơi Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá, công bố đội chiến thắng, dẫn dắt HS vào tiết học hát:Mùa xuân. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá) Hoạt động 1. Học bài hát:Mùa xuân Mục tiêu: - HS tìm hiểu và làm quen với giai điệu, nội dung, các đoạncủa bài hát Mùa xuân. HS hát đúng giai điệu, lời ca với tính chất tươi vui, rộn ràng của bài Mùa xuân. HS biết gõ phách theo bài hát Mùa xuân. Nội dung: - GV cho HS nghe nhạc, cùng HS tìm hiểu bài hát, thảo luận, trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn khởi động giọng và hát từng câu, hát từng đoạn, hát cả bài, HS hát theo. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Kết quả thực hiện của HS Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Học hát: Mùa xuân tập GV yêu cầu HS vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân, búng tay ) theo nhạc bài hát Mùa xuânNhạc của Antonio Vivaldi, Lời Việt: Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Mai Anh. GV đặt câu hỏi: + Bài hátMùa xuân có cấu trúc như thế nào,gồm có mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? + Bài hát nói về nội dung gì? Giai điệu của bài hát như thế nào? - Bài hátMùa xuândo ai sáng tác? GV chia sẻ đôi nét về bài hát: + Bài hát Mùa xuân được đặt lời ca bằng tiếng Việt, phỏng theo trích đoạn giai điệu bản Concerto Mùa xuân (Spring) + Conceto Mùa xuân viết cho violin và dàn nhạc là bản thứ nhất trong bộ bốn concerto Bốn mùa của nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi (1678-1741) GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, GV chỉ rõ các đoạn, các cao độ, trường độ đã học, các kí hiệu đặc biệt cho HS nắm rõ. GV cùng HS thảo luận chia câu hát GV cho HS luyện thanh đơn giản, khởi động giọng trước khi hát. GV cho HS nghe nhạc lại 1lần, yêu cầu HS cảm nhận và nhẩm theo lời bài hát. GV vừa đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát theo từng câu. GV hát 1. Tìm hiểu bài hát - Bài hát có cấu trúc như sau: Bài hát gồm 2 đoạn : + Đoạn 1: 10 nhịp (từ đầu đến tung tăng). + Đoạn 2: 14 nhịp (từ trườngemđếnhết bài). + Phần kết: 4 nhịp, lần thứ hai là 3 nhịp( từTung tung đến hết bài) Giai điệu:Tươi vui, rộn ràng Nội dung bài hát: Bài hát thể hiện niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao khi đến trường học tập cùng bạn bè, thầy cô trong cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp . - Bài hát Mùa xuânNhạc của Antonio Vivaldi, Lời Việt: Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Mai Anh Nghe hát mẫu Khởi động giọng Học hát mẫu những chỗ khó, cao độ. GV đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất tươi vui rộn ràng. GV hát mẫu những chỗ khó. GV yêu cầu HS cảm nhận và tập gõ phách theo lời bài hát. ? Hãy so sánh giai điệu của các câu hát và nêu nhận xét Các tiết nhạc giống nhau: TN 1,4; TN 2,5; TN3,6 Các tiết nhạc giống nhau: TN7, 8,10,11 - TN 9,12 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe GV hát mẫu, cảm nhận nhạc và hát theo đúng âm điệu. GV đệm đàn, lắng nghe và chỉnh sửa những chỗ còn chưa đúng cho HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV và HS cùng đệm nhạc và hát cả bài Mùa xuân Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện GV đánh giá, nhận xét. Hoạt động 2: Lý thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại Mục tiêu:Nhận biết, giải thích, thể hiện được các kí hiệu: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại , ghi chép được bản nhạc đơn giản Nội dung:GV trình bày, HS nhận biết và ghi nhớ, thể hiện được các kí hiệu âm nhạc Sản phẩm:HS thực hiện Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu các kí hiệu: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại để HS nhận biết GV giải thích từng kí hiệu GV viết các ký hiệu lên bảng nhưng không viết tên chú thích GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu thảo luận theo câu hỏi sau ? Nhận biết từng kí hiệu và giải thích ,thể hiện các kí hiệu đó Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung: + GV cho HS nhắc lại tác dụng của các kí hiệu vừa được học 2.Lý thuyết âm nhạc: Dấu nh đổi, dấu quay lại ắc lại, khung thay Dấu nhắc lại: Dùng khi cần nhắc lại 1 đoạn nhạc hoặc 1 tác phẩm nhỏ Khung thay đổi: Được dùng khi có sự thay đổi ở cuối lần nhắc lại ( lần 1 hát hoặc đọc nhạc đến hết khung 1 gặp dấu nhắc lại quay lại đọc lần 2 bỏ khung 1 sang khung 2) Dấu quay lại:Giống như dấu nhắc lại nhưng dùng khi nhắc lại 1 đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc Hoạt động 3:Trải nghiệm và khám phá: Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi để chép nhạc Mục tiêu:Nhận biết, giải thích, thể hiện được các kí hiệu: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại , ghi chép được bản nhạc đơn giản Nội dung:GV trình bày, HS nhận biết và ghi nhớ, thể hiện được các kí hiệu âm nhạc Sản phẩm:HS thực hiện Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: -GV trình chiếu bài TĐN sô 3 Đất nước tươi đẹp sao SGK Nhạc 7 cũ -Chia lớp thành 3 nhóm: Tìm ra các kí hiệu âm nhạc vừa được học có trong bài TĐN sau 3. Trải nghiệm và khám phá: Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi để chép nhạc -Cho Hs chép bài TĐN vào vở ghi nhạc( có thể về nhà chép Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu :HS luyện tập phần bài hát vừa học Nội dung : GV hướng dẫn, HS thực hiện theo Sản phẩm : HS thể hiện bài hát đúng giai điệu, tiết tấu Tổ chức thực hiện : -GV cho HS ôn tập theo nhóm bài hátMùa xuân HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động: Biểu diễn bài hát Mùa xuân Mục tiêu:Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nội dung:GV chia lớp thành các nhóm, luyện tập, biểu diễn. Sản phẩm học tập:Kết quả thực hiện của HS. Tổ chức thực hiện: GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách cho bài hát Mùa xuân GV chia lớp thành các nhóm thực hành biểu diễn bài hát (đơn ca, song ca, tốp ca, kết hợp gõ đệm cùng bạn) GV mời các nhóm biểu diễn bài hát của mình. GV đặt câu hỏi: Em có cảm nhận, cảm nghĩ gì về nội dung của bài hát Mùa xuân GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy chia sẻ cảm nghĩ trước lớp, GV nhận xét, tổng kết tiết học. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Tập hát nhuần nhuyễn bài hát: Mùa xuân Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Ôn tập bài hát mùa xuân , thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hátbằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_7_canh_dieu_tuan_19.docx