Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 29
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 29
TUẦN 29: Tiết 29: – Ôn tập bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát –Lí thuyết âm nhạc: Một số thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái cường độ – Trải nghiệm và khám phá: Hát với những nhịp độ khác nhau MỤC TIÊU: Năng lực Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nổi trống lên các bạn ơi!; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động; Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!. Nhận biết, giải thích, thể hiện được một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ. Phẩm chất: Biết yêu quý và có ý thức gìn giữ giá trị mang tính chất cội nguồn. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Đàn phím điện tử, song loan. Đàn và hát thuần thục bài Nổi trống lên các bạn ơi!. Tệp audio hoặc video tác phẩm Nổi trống lên các bạn ơi!, Thực hành thuần thục các hoạt động trải nghiệm và khám phá. 2 - HS: Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu (recorder,...), nhạc cụ hoà âm (kèn phím,...). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV Tổ chức thực hiện: GV cho HS nghe một bài hát về quê hương, có giai điệu vui tươi để mở đầu tiết học. HS lắng nghe điệu nhạc. GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi!”, hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá) Hoạt động 1: Ôn tập bài hát, tập hát bè đơn giản: Nổi trống lên các bạn ơi! Mục tiêu: HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nổi trống lên các bạn ơi!; Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. GV mở nhạc đệm và chỉ huy cho HS hát từ một đến hai lần, chú ý thể hiện sắc thái sôi nổi, vui tươi. GV sửa những chỗ HS hát sai (nếu có). GV hướng dẫn HS luyện tập biểu diễn bài hát, hát bè giai điệu ở đoạn 2. GV yêu cầu HS luyện tập rồi trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cặp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung 1. Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi! Hoạt động 2: Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu Mục tiêu: HS thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài “Nổi trống lên các bạn ơi!”. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV Sản phẩm: HS thể hiện được tiết tấu Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Nhiệm vụ 1: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể GV yêu cầu HS đọc âm hình tiết tấu kết hợp vỗ tay: Tiết tấu 1: Tiết tấu 2: - GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với trống. - GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với động tác cơ thể. * Nhiệm vụ 2: Ứng dụng đệm cho bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi!” - GV đệm mẫu câu hát đầu tiên rồi yêu cầu HS luyện tập gõ đệm cho bài hát. - GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân (có thể vừa hát vừa gõ đệm hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,...). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV. Luyện tập bài hát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung 2. Thể hiện tiết tấu a. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể b. Ứng dụng đệm cho bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! Hoạt động 3: Lí thuyết âm nhạc: Một số thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái cường độ. Mục tiêu: HS nhận biết và giải thích được một số thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái, cường độ của âm thanh Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS nghe và quan sát một số thuật ngữ về nhịp độ. GV giới thiệu từng thuật ngữ và ý nghĩa của từng thuật ngữ về nhịp độ và thuật ngữ, kí hiệu về sắc thái cường độ. GV cho HS nghe âm thanh và quan sát một vài ví dụ về hai loại thuật ngữ, kí hiệu. Trong mỗi ví dụ, GV yêu cầu HS nêu được ý nghĩa của thuật ngữ, kí hiệu đã sử dụng. GV chốt lại các kiến thức học sinh cần nhớ. GV yêu cầu HS làm bài tập củng cố kiến thức. ? Trong Bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi!”, các em có thể sử dụng thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái cường độ nào cho phù hợp với từng đoạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện các yêu cầu của GV + GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn 1. Nhịp độ: Thuật ngữ về nhịp độ chỉ độ nhanh, chậm của âm thanh. Thường được ghi ở đầu bản nhạc, phía trên khuông nhạc. 2. Sắc thái cường độ Thuật ngữ, kí hiệu về sắc thái cường độ chỉ độ mạnh nhẹ của âm thanh diễn ra trong âm nhạc. Thường được ghi ở phía dưới khuông nhạc. HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trả lời câu hỏi + HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung cùng HS HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS luyện tập, ôn lại nội dung đã học. Nội dung: GV luyện bè, HS thực hiện theo, kết hợp sử dụng các thuật ngữ, kí hiệu về sắc thái cường độ. Sản phẩm: HS thực hiện được việc hát bè có sử dụng các thuật ngữ, kí hiệu về sắc thái cường độ. Tổ chức thực hiện : GV yêu cầu HS luyện các phần bè của mình. GV yêu cầu đại diện HS lên thể hiện. GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện tập của HS, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO Mục tiêu: Học sinh vận dụng vào phần trải nghiệm khám phá Nội dung: HS hát bài "Nổi trống lên các bạn ơi!” ba lần với các nhịp độ: Andante, Allegretto, Allegro. Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS chia làm 3 nhóm, lần lượt các nhóm hát bài "Nổi trống lên các bạn ơi!” với các nhịp độ: Andante, Allegretto, Allegro. HS thực hiện và nêu được nhịp độ nào phù hợp nhất với bài hát GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ôn lại một số thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái cường độ. Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Bài đọc nhạc số 7
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_7_canh_dieu_tuan_29.docx