Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 5

docx 8 trang phuong 05/12/2023 1230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 5

Giáo án Âm Nhạc Lớp 7 (Cánh Diều) - Tuần 5
TUẦN 5
TIẾT 5: - HÁT BÀI ĐI CẤY
NGHE NHẠC: BÀI HÁT CHÈO THUYỀN
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
Mục tiêu
Năng lực
Năng lực chung: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực đặc thù:
+ Thể hiên âm nhạc:
Thể hiện đúng giai điệu lời ca, sắc thái bài hát luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.
Hát kết hợp vỗ tay theo phách, gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu, kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Đi cấy; biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.
Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Đi cấy, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.
+ Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc:
Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, bài hát với giai điệu vui tươi.
Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với bạn bè.
+ Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc:
Hát kết hợp vỗ tay theo phách, kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Phẩm chất:
+ Nhân ái: Yêu quê hương, đất nước.
+ Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập.
Thiết bị dạy học và học liệu 1 - GV: - Đàn phím điện tử
Đàn và hát thuần thục bài Đi cấy.
2 - HS: SGK âm nhạc 7, nhạc cụ gõ( thanh phách)
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động (mở đầu)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu
Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức hoạt động: theo phương pháp Kadaly (Cảm nhận, tư duy và kỹ năng âm nhạc)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV Trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV khuyến khích học sinh hợp tác tích cực, hát kết hợp vận động cơ thể.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV và HS thảo luận hoạt động trên
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( Khám phá)
Kiến thức 1: Hát Đi cấy
Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát
Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
Sản phẩm:Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1. Tìm hiểu bài hát
- GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi:
+ Bài hát do ai sáng tác?
-
- GV đặt câu hỏi: Bài hát có thể chia thành mấy câu?
GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát: Các em đã biết Việt Nam là đất nước có một kho tàng dân ca rất phong phú và đa dạng. Mỗi vùng, miền, dân tộc dều có một làn điệu dân ca riêng, đặc sắc.Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài hát dân ca của vùng đất Thanh Hoá – bài hát “Đi cấy”.
- GV cho HS nghe bài hát kết hợp
vận động cơ thể biểu lộ cảm xúc.
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng
hát.
GV dạy HS hát từng câu, của lời 1, ghép nối các câu theo nối móc xích: câu 1 nối câu 2, câu 3 hát nối câu 4.
GV lưu ý HS những tiếng hát có tiết tấu giống nhau.
GV đàn theo giai điệu để HS tập hát
GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.
GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện các yêu cầu của GV
+ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trả lời câu hỏi
+ HS học hát theo hướng dẫn của GV
+ Các tổ tập hát và sửa cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS.
Đây là bái hát Dân ca Thanh Hóa- Thanh Hóa có các làn điệu dân ca đặc biệt là Tổ khúc Múa đèn. Múa đèn là hình thức diễn xướng Hát và Múa. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một đĩa đèn dầu
Bài hát được trích trong tổ khúc Múa đèn
-gồm 10 bài hát kết hợp với múa thể hiện các công vệc lao động của nhân dân như: gieo mạ, đi cấy, dệt vải,
Bài hát gồm có 1 đoạn, giai điệu vui tươi, trong sáng.
2. Bài hát Đi cấy
a. Lời bài hát
Nghe nhạc: Bài hát chèo thuyền.
Mục tiêu : HS nghe nhạc và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát chèo thuyền.
Nội dung: Nghe nhạc: Bài hát chèo thuyền. và trả lời một số câu hỏi
Sản phẩm: HS cảm nhận âm nhạc và hiểu được bài hát trong nội dung nghe nhạc, nhận biết được mỗi một vùng miền đều có những làn điệu dân ca đặc trưng và khác nhau
Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV giới thiệu xuất xứ bài Hát chèo thuyền.
1. Nghe nhạc:
- GV mở nhạc cho hs nghe rồi yêu cầu hs nêu cảm nhận: Tinh thần cần cù lao động của những người dân làm nghề chài lưới được thể hiện ở câu hát nào?
2.Thưởng thức âm nhạc:Dân ca một số
1.Câu hát Không nên là nên ta cũng chẳng
vùng miền Việt Nam
-Gv nói khái niệm về dân ca.
Gv chia lớp thành 5 nhóm: Mỗi nhóm tìm hiều về dân ca một vùng miền được giới thiệu trong bài rồi lên bảng trình bày.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HSxung phong trả lời
-hs làm bài vào vờ
-Hs chia nhóm thảo luận.
Báo cáo kết quả hoạt động
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
Đánh giá kết quả
GV nhận xét hoạt động
nhờ là nhờ cậy ai
Là câu hát thể hiện tinh thần chă
m chỉ lao
động của ngư dân.
2. Dân ca là những bài hát ngắn thường từ các bài ca dao của nhân dân sáng tác và truyền miệng.
miền núi phía Bắc có hát Lượn của người Tày, Sli của người Nùng , khắp của người Thái.
-Vùng Trung du và ĐBBB có nhiều thể loại như hát xoan, hát ghẹo, hát đúm, hát ví, hát trống quân, cò là, hát quan họ...
-Vùng ĐB và ven biển trung bộ phổ biến với hò :hò sông Mã, Hò Mái Nhì, Hò Mái đẩy..
-Vùng Tây Nguyên cong nguyên sơ và mang âm hưởng núi rừng, có hát ru, đồng dao, hát đối đáp trong các lễ hội..
-Vùng Nam Bộ nổi tiếng với các điệu hò và lí: Hò Đồng Tháp, Lí kéo chài..
*Trải nghiệm và khám phá:
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS luyện tập phần nội dung bài hát đã học.
Nội dung: GV luyện hát, HS thực hiện theo
Sản phẩm: HS nắm được giai điệu và lời ca bài hát.
Tổ chức thực hiện :
GV cho HS tập hát lại bài hát Đi cấy.
GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp
GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Từ bài tập trên, học sinh vận kiến thức đã học vào xử lí tình huống thực tế
Nội dung: HS trình bày được bài hát theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS:
+ Hát to, rõ ràng.
+ Kết hợp hát với vận động cơ thể.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
Tổng kết tiết học
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học
Yêu cầu cá nhân/nhóm hoàn thành các câu hỏi ở nội dung hát.
Chuẩn bị bài mới
Chuẩn bị nội dung tiết học sau: luyện đọc nhạc, thể hiện tiết tấu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_7_canh_dieu_tuan_5.docx